Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Nguyễn Trần Nam, để thực hiện tốt chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng, Bộ Xây dựng đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với hộ gia đình có công với cách mạng còn khó khăn về nhà ở.
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ có thể trích từ ngân sách nhà nước, huy động từ hộ gia đình và cộng đồng xã hội.
Đặc biệt, mức hỗ trợ từ ngân sách và diện tích nhà ở dành cho các đối tượng này cần được tăng cao hơn so với chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nói chung.
Theo khảo sát, toàn quốc hiện có khoảng 73.000 trường hợp người có công với cách mạng còn khó khăn về nhà ở.
Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất mục tiêu đến cuối năm 2013 sẽ cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ các đối tượng theo số liệu do các địa phương tổng hợp và báo cáo đã được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau thời điểm này, các địa phương cần tiếp tục rà soát và thực hiện chính sách, bố trí ngân sách hỗ trợ các gia đình có công với cách mạng còn khó khăn về nhà ở cải thiện điều kiện sinh hoạt trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, việc thực hiện hỗ trợ phải tùy vào tình hình kinh tế cụ thể của từng địa phương nên các hình thức cũng như mức hỗ trợ cho những đối tượng này cũng khác nhau, thiếu thống nhất... Đây cũng là vấn đề cần được giải quyết để tạo sự công bằng cho các đối tượng trong diện được thụ hưởng.
Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, tính đến hết năm 2009 cả nước đã hỗ trợ theo Quyết định 118/TTg năm 1996 cho 39.551 người khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; tương ứng với số tiền hỗ trợ 648 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các địa phương còn hỗ trợ cho 6.239 người thuộc đối tượng này thông qua hình thức giao đất làm nhà ở với kinh phí khoảng 87 tỷ đồng.
Trên thực tế, tùy từng điều kiện, các địa phương áp dụng một số hình thức hỗ trợ khác như xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 81.173 người với số tiền trên 680 tỷ đồng, xây dựng 54.432 căn nhà tình nghĩa.
Đến hết năm 2010, các địa phương cũng cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ bằng tiền, nhà hoặc hình thức khác cho 10.870 cán bộ lão thành cách mạng theo Quyết định số 20/QĐ-TTg với kinh phí 443 tỷ đồng.
Cùng với đó, việc hỗ trợ bằng tiền cho cán bộ Tiền khởi nghĩa theo Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg đã thực hiện khoảng hơn 4.000 trường hợp, tương đương 100 tỷ đồng.
Cùng với nhiều chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng được Ban hành, Bộ Xây dựng đã chủ trì và soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng như phân phối nhà ở (trước năm 1992); được hỗ trợ khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; được hỗ trợ làm nhà ở hoặc giao đất làm nhà ở (sau năm 1992)...
Đặc biệt, Chiến lược Phát triển Nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đề ra mục tiêu đến năm 2015 hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cải thiện nhà ở trên cơ sở các cơ chế, chính sách đã ban hành.
Ngoài ra, Chiến lược cũng khẳng định cần ưu tiên, hỗ trợ người có công với cách mạng khi thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng./.
Nguồn kinh phí thực hiện hỗ trợ có thể trích từ ngân sách nhà nước, huy động từ hộ gia đình và cộng đồng xã hội.
Đặc biệt, mức hỗ trợ từ ngân sách và diện tích nhà ở dành cho các đối tượng này cần được tăng cao hơn so với chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở nói chung.
Theo khảo sát, toàn quốc hiện có khoảng 73.000 trường hợp người có công với cách mạng còn khó khăn về nhà ở.
Do đó, Bộ Xây dựng đề xuất mục tiêu đến cuối năm 2013 sẽ cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ các đối tượng theo số liệu do các địa phương tổng hợp và báo cáo đã được Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Sau thời điểm này, các địa phương cần tiếp tục rà soát và thực hiện chính sách, bố trí ngân sách hỗ trợ các gia đình có công với cách mạng còn khó khăn về nhà ở cải thiện điều kiện sinh hoạt trong những năm tiếp theo.
Tuy nhiên, việc thực hiện hỗ trợ phải tùy vào tình hình kinh tế cụ thể của từng địa phương nên các hình thức cũng như mức hỗ trợ cho những đối tượng này cũng khác nhau, thiếu thống nhất... Đây cũng là vấn đề cần được giải quyết để tạo sự công bằng cho các đối tượng trong diện được thụ hưởng.
Cục quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng cải thiện nhà ở, tính đến hết năm 2009 cả nước đã hỗ trợ theo Quyết định 118/TTg năm 1996 cho 39.551 người khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; tương ứng với số tiền hỗ trợ 648 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, các địa phương còn hỗ trợ cho 6.239 người thuộc đối tượng này thông qua hình thức giao đất làm nhà ở với kinh phí khoảng 87 tỷ đồng.
Trên thực tế, tùy từng điều kiện, các địa phương áp dụng một số hình thức hỗ trợ khác như xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 81.173 người với số tiền trên 680 tỷ đồng, xây dựng 54.432 căn nhà tình nghĩa.
Đến hết năm 2010, các địa phương cũng cơ bản hoàn thành việc hỗ trợ bằng tiền, nhà hoặc hình thức khác cho 10.870 cán bộ lão thành cách mạng theo Quyết định số 20/QĐ-TTg với kinh phí 443 tỷ đồng.
Cùng với đó, việc hỗ trợ bằng tiền cho cán bộ Tiền khởi nghĩa theo Quyết định số 117/2007/QĐ-TTg đã thực hiện khoảng hơn 4.000 trường hợp, tương đương 100 tỷ đồng.
Cùng với nhiều chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng được Ban hành, Bộ Xây dựng đã chủ trì và soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách về hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng như phân phối nhà ở (trước năm 1992); được hỗ trợ khi mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; được hỗ trợ làm nhà ở hoặc giao đất làm nhà ở (sau năm 1992)...
Đặc biệt, Chiến lược Phát triển Nhà ở Quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng đề ra mục tiêu đến năm 2015 hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng cải thiện nhà ở trên cơ sở các cơ chế, chính sách đã ban hành.
Ngoài ra, Chiến lược cũng khẳng định cần ưu tiên, hỗ trợ người có công với cách mạng khi thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc nhà ở xã hội, nhà thu nhập thấp do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng./.
Thu Hằng (TTXVN)