Với giải pháp "Cải tiến dây chuyền sản xuất sợi tròn thêm chức năng sản xuất sợi PP dẹt,” kỹ sư Phan Tự đã làm lợi cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất lưới xuất khẩu Đà Nẵng (Sadavi) hàng tỷ đồng.
Sadavi là công ty liên doanh giữa Công ty Xuất nhập khẩu Đà Nẵng với Công ty Sasaky Shoko (Nhật Bản), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp các loại sản phẩm dùng cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Hàng năm, Công ty thường phải mua một lượng lớn sản phẩm sợi PP từ các nhà cung cấp để phục vụ sản xuất.
Do chưa có dây chuyền sản xuất sợi PP dẹt, nên công ty đã gặp phải một số hạn chế về chất lượng sản phẩm, giá cả, đáp ứng nhu cầu khách hàng... Trong khi đó, để đầu tư cho một dây chuyền sản xuất sợi PP dẹt mới của Trung Quốc phải mất khoảng 2 tỷ đồng.
Nhận thấy công ty đã có dây chuyền sản xuất sợi tròn với công nghệ hiện đại được mua từ Nhật Bản, kỹ sư Phan Tự đã đưa ra ý tưởng cải tiến dây chuyền này, bổ sung chức năng sản xuất sợi PP dẹt nhằm tạo dựng quy trình sản xuất khép kín tại công ty.
Đầu tháng 4/2009, kỹ sư Phan Tự bắt đầu thực hiện những bản vẽ thiết kế. Qua nhiều lần chỉnh sửa, sau hai tháng, anh đã có bản thiết kế đầu tiên trình lãnh đạo công ty. Sau ba tháng miệt mài nghiên cứu, chế tạo, dây chuyền cải tiến sản xuất sợi PP dẹt trên dây chuyền sản xuất sợi tròn đã được chạy thử nghiệm.
Kỹ sư Phan Tự tiếp tục điều chỉnh thêm một số chi tiết để máy có thể sản xuất nhiều chủng loại sợi theo yêu cầu.
Tiếp sau ba tháng chạy thử nghiệm, dây chuyền cải tiến kỹ thuật đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất sợi PP dẹt tại công ty Sadavi. Từ tháng 12/2009, công ty chính thức đưa dây chuyền này vào hoạt động.
Tổng chi phí để đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất sợi tròn thêm chức năng sản xuất sợi PP dẹt là 115 triệu đồng.
Việc đưa dây chuyền cải tiến nói trên vào hoạt động không những giúp công ty Sadavi chủ động được nguồn nguyên liệu mà còn góp phần giảm chi phí trên 3,3 triệu đồng/ngày./.
Sadavi là công ty liên doanh giữa Công ty Xuất nhập khẩu Đà Nẵng với Công ty Sasaky Shoko (Nhật Bản), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp các loại sản phẩm dùng cho đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
Hàng năm, Công ty thường phải mua một lượng lớn sản phẩm sợi PP từ các nhà cung cấp để phục vụ sản xuất.
Do chưa có dây chuyền sản xuất sợi PP dẹt, nên công ty đã gặp phải một số hạn chế về chất lượng sản phẩm, giá cả, đáp ứng nhu cầu khách hàng... Trong khi đó, để đầu tư cho một dây chuyền sản xuất sợi PP dẹt mới của Trung Quốc phải mất khoảng 2 tỷ đồng.
Nhận thấy công ty đã có dây chuyền sản xuất sợi tròn với công nghệ hiện đại được mua từ Nhật Bản, kỹ sư Phan Tự đã đưa ra ý tưởng cải tiến dây chuyền này, bổ sung chức năng sản xuất sợi PP dẹt nhằm tạo dựng quy trình sản xuất khép kín tại công ty.
Đầu tháng 4/2009, kỹ sư Phan Tự bắt đầu thực hiện những bản vẽ thiết kế. Qua nhiều lần chỉnh sửa, sau hai tháng, anh đã có bản thiết kế đầu tiên trình lãnh đạo công ty. Sau ba tháng miệt mài nghiên cứu, chế tạo, dây chuyền cải tiến sản xuất sợi PP dẹt trên dây chuyền sản xuất sợi tròn đã được chạy thử nghiệm.
Kỹ sư Phan Tự tiếp tục điều chỉnh thêm một số chi tiết để máy có thể sản xuất nhiều chủng loại sợi theo yêu cầu.
Tiếp sau ba tháng chạy thử nghiệm, dây chuyền cải tiến kỹ thuật đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất sợi PP dẹt tại công ty Sadavi. Từ tháng 12/2009, công ty chính thức đưa dây chuyền này vào hoạt động.
Tổng chi phí để đầu tư cải tiến dây chuyền sản xuất sợi tròn thêm chức năng sản xuất sợi PP dẹt là 115 triệu đồng.
Việc đưa dây chuyền cải tiến nói trên vào hoạt động không những giúp công ty Sadavi chủ động được nguồn nguyên liệu mà còn góp phần giảm chi phí trên 3,3 triệu đồng/ngày./.
Dương Vương Lợi (Vietnam+)