Từ xa xưa, người dân tứ xứ đã đổ về làng vạn chài Thái Hòa (cư ngụ trên một nhánh sông Đồng Nai, thuộc khu phố Thái Hòa, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai) lập bè, ghép thuyền rồi ăn đời ở kiếp trên sông nước.
"Bạn cùng hà bá" và những hiểm nguy rình rập
Năm nào “thủy thần” cũng cướp đi một vài sinh mạng là những đứa trẻ của xóm chài Thái Hòa. Trường hợp nào cũng thương tâm, có những bé đang chập chững tập đi đã xảy chân và bị nước cuốn mất, có bé bò ra mép thuyền rơi xuống sông trong lúc cả nhà đang ăn cơm. Nhiều người nhìn thấy con mình ngã xuống nước, lao theo để vớt con nhưng không kịp. Chỉ một khoảnh khắc thôi mà đã rời xa con vĩnh viễn.
Chị Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1982) - một trong những người mẹ có con chết đuối ở làng chài Thái Hòa - đau đớn kể lại, năm 2010, chị tắm cho con trai khi đó mới hai tuổi, ở đầu mạn thuyền rồi vẫn để bé ở đó chị đi vào lấy quần áo. Phút sơ sểnh đó đã cướp mất con trai bé bỏng của chị. Chỉ nghe một tiếng "ùm," chị Nga lao ra không thấy con trên thuyền lập tức nhảy xuống nước để cứu con. Song, hôm đó nước chảy mạnh nên bé đã bị cuốn trôi. Chị Nga tuyệt vọng ngụp lặn gần ba giờ đồng hồ mới ôm được xác con lên, bé đã ngạt nước và ra đi.
Để bảo vệ con khỏi đuối nước, người dân xóm chài buộc phải “xiềng xích” trẻ nhỏ vào mạn thuyền từ khi chúng bắt đầu biết đi.
Chị Nga cho biết khi sinh đứa thứ hai được tám tháng, đến lúc con biết bò là chị phải dùng dây buộc con vào mạn thuyền. Nhưng chỉ một ngày, thấy tội nghiệp con quá nên chị tháo dây ra. Chị nói khi nào bé biết đi thì chị bắt buộc phải buộc con vào thuyền để đảm bảo an toàn. Thương con lắn vì bé không được chạy nhảy, nhưng vì chính mạng sống của con nên chị không có cách nào khác.
Ấy vậy mà những đứa trẻ xóm chài vẫn có thể được vui chơi trong hoàn cảnh sống của mình. Chị Trần Thị Thúy (sinh năm 1975, có ba người con) cho biết ngoài việc dùng dây buộc con vào mạn thuyền, chị còn “gắn” can nhựa, miếng xốp lên người những đứa trẻ.
Chị Thúy giải thích: "Buộc con vào thuyền là chắc nhất nhưng trẻ con hoạt động nhiều, nhìn các cháu bị 'xiềng xích' rất tội. Để các con được vui chơi, thỉnh thoảng tôi tháo dây cho chúng nhưng đề phòng tai nạn xảy ra, tôi buộc thêm vào người các con những vật làm phao. Với những cái phao tự chế này, nếu chẳng may trẻ rơi xuống sông vẫn nổi được một lúc, hy vọng cứu sống các cháu sẽ cao hơn."
Khô áo ráo tiền và ước mơ như bọt nước
Theo người dân xóm chài Thái Hòa, việc gắn phao lên người những đứa trẻ hay buộc chúng vào mạn thuyền là cách làm bất đắc dĩ bởi họ không có tiền đưa con đi gửi trẻ.
Anh Nguyễn Văn Khương tâm sự: "Hai vợ chồng tôi bám trụ nơi này đã hơn 15 năm, nhà có ba đứa con nhưng chẳng đứa nào được đi học. Chẳng riêng gì nhà tôi, nhiều gia đình ở đây đều thế cả, trẻ con chưa đầy 10 tuổi là đã phải tự mình lặn sông bắt tôm, bắt cá. Nhà nghèo, lo có cái ăn sống qua ngày đã khó, nói gì chuyện đi học."
Theo tính toán của người dân, để gửi con ở nhà trẻ, mỗi tháng họ phải bỏ ra ít nhất 500.000 đồng. Đây là số tiền nằm ngoài khả năng của đa số các gia đình xóm chài.
Chị Trần Thị Thúy buồn bã: "Vợ chồng tôi ở đây cả chục năm rồi nhưng tài sản duy nhất của mọi người chỉ là những cái tên thôi. Năm miệng ăn trong nhà sống nhờ vào những con tôm, con cá chồng tôi đánh bắt hàng ngày. Đời người bám sông nước, khô áo thì ráo tiền, nhiều khi con ốm không có tiền mua thuốc, nói gì chuyện gửi trẻ, cho chúng đi học?"
Nói đến chuyện trường lớp, những đứa trẻ của xóm chài Thái Hòa mắt rực sáng nhìn về phía bờ. Cháu Nguyễn Thùy Dung (6 tuổi, con chị Thúy) háo hức: "Đi học chắc là vui lắm hả chú?" Nhưng bố mẹ Dung không có nhà ở trên bờ, nhà thì nghèo thì làm sao có tiền đóng học phí? Chắc vài năm nữa, Dung cũng đành phải theo các anh, chị ở trong xóm đi mò tôm, bắt ốc kiếm tiền, giấc mơ đi học thật xa vời.
Có nhà ở trên bờ, được đi học, đó là khát khao cháy bỏng của hàng trăm con người ở xóm chài Thái Hòa. Nhưng ước mơ đó với họ giống như bọt nước. Chị Thúy trải lòng: “Cũng muốn lên bờ lắm, song chúng tôi không biết làm nghề gì khác, vốn liếng không có, lên bờ lấy gì mà sống? ”/.
"Bạn cùng hà bá" và những hiểm nguy rình rập
Năm nào “thủy thần” cũng cướp đi một vài sinh mạng là những đứa trẻ của xóm chài Thái Hòa. Trường hợp nào cũng thương tâm, có những bé đang chập chững tập đi đã xảy chân và bị nước cuốn mất, có bé bò ra mép thuyền rơi xuống sông trong lúc cả nhà đang ăn cơm. Nhiều người nhìn thấy con mình ngã xuống nước, lao theo để vớt con nhưng không kịp. Chỉ một khoảnh khắc thôi mà đã rời xa con vĩnh viễn.
Chị Nguyễn Thị Nga (sinh năm 1982) - một trong những người mẹ có con chết đuối ở làng chài Thái Hòa - đau đớn kể lại, năm 2010, chị tắm cho con trai khi đó mới hai tuổi, ở đầu mạn thuyền rồi vẫn để bé ở đó chị đi vào lấy quần áo. Phút sơ sểnh đó đã cướp mất con trai bé bỏng của chị. Chỉ nghe một tiếng "ùm," chị Nga lao ra không thấy con trên thuyền lập tức nhảy xuống nước để cứu con. Song, hôm đó nước chảy mạnh nên bé đã bị cuốn trôi. Chị Nga tuyệt vọng ngụp lặn gần ba giờ đồng hồ mới ôm được xác con lên, bé đã ngạt nước và ra đi.
Để bảo vệ con khỏi đuối nước, người dân xóm chài buộc phải “xiềng xích” trẻ nhỏ vào mạn thuyền từ khi chúng bắt đầu biết đi.
Chị Nga cho biết khi sinh đứa thứ hai được tám tháng, đến lúc con biết bò là chị phải dùng dây buộc con vào mạn thuyền. Nhưng chỉ một ngày, thấy tội nghiệp con quá nên chị tháo dây ra. Chị nói khi nào bé biết đi thì chị bắt buộc phải buộc con vào thuyền để đảm bảo an toàn. Thương con lắn vì bé không được chạy nhảy, nhưng vì chính mạng sống của con nên chị không có cách nào khác.
Ấy vậy mà những đứa trẻ xóm chài vẫn có thể được vui chơi trong hoàn cảnh sống của mình. Chị Trần Thị Thúy (sinh năm 1975, có ba người con) cho biết ngoài việc dùng dây buộc con vào mạn thuyền, chị còn “gắn” can nhựa, miếng xốp lên người những đứa trẻ.
Chị Thúy giải thích: "Buộc con vào thuyền là chắc nhất nhưng trẻ con hoạt động nhiều, nhìn các cháu bị 'xiềng xích' rất tội. Để các con được vui chơi, thỉnh thoảng tôi tháo dây cho chúng nhưng đề phòng tai nạn xảy ra, tôi buộc thêm vào người các con những vật làm phao. Với những cái phao tự chế này, nếu chẳng may trẻ rơi xuống sông vẫn nổi được một lúc, hy vọng cứu sống các cháu sẽ cao hơn."
Khô áo ráo tiền và ước mơ như bọt nước
Theo người dân xóm chài Thái Hòa, việc gắn phao lên người những đứa trẻ hay buộc chúng vào mạn thuyền là cách làm bất đắc dĩ bởi họ không có tiền đưa con đi gửi trẻ.
Anh Nguyễn Văn Khương tâm sự: "Hai vợ chồng tôi bám trụ nơi này đã hơn 15 năm, nhà có ba đứa con nhưng chẳng đứa nào được đi học. Chẳng riêng gì nhà tôi, nhiều gia đình ở đây đều thế cả, trẻ con chưa đầy 10 tuổi là đã phải tự mình lặn sông bắt tôm, bắt cá. Nhà nghèo, lo có cái ăn sống qua ngày đã khó, nói gì chuyện đi học."
Theo tính toán của người dân, để gửi con ở nhà trẻ, mỗi tháng họ phải bỏ ra ít nhất 500.000 đồng. Đây là số tiền nằm ngoài khả năng của đa số các gia đình xóm chài.
Chị Trần Thị Thúy buồn bã: "Vợ chồng tôi ở đây cả chục năm rồi nhưng tài sản duy nhất của mọi người chỉ là những cái tên thôi. Năm miệng ăn trong nhà sống nhờ vào những con tôm, con cá chồng tôi đánh bắt hàng ngày. Đời người bám sông nước, khô áo thì ráo tiền, nhiều khi con ốm không có tiền mua thuốc, nói gì chuyện gửi trẻ, cho chúng đi học?"
Nói đến chuyện trường lớp, những đứa trẻ của xóm chài Thái Hòa mắt rực sáng nhìn về phía bờ. Cháu Nguyễn Thùy Dung (6 tuổi, con chị Thúy) háo hức: "Đi học chắc là vui lắm hả chú?" Nhưng bố mẹ Dung không có nhà ở trên bờ, nhà thì nghèo thì làm sao có tiền đóng học phí? Chắc vài năm nữa, Dung cũng đành phải theo các anh, chị ở trong xóm đi mò tôm, bắt ốc kiếm tiền, giấc mơ đi học thật xa vời.
Có nhà ở trên bờ, được đi học, đó là khát khao cháy bỏng của hàng trăm con người ở xóm chài Thái Hòa. Nhưng ước mơ đó với họ giống như bọt nước. Chị Thúy trải lòng: “Cũng muốn lên bờ lắm, song chúng tôi không biết làm nghề gì khác, vốn liếng không có, lên bờ lấy gì mà sống? ”/.
Công Phong (TTXVN)