Ngày 27/9, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua đề xuất cấm người mới được cấp bằng lái xe ôtô uống rượu trước khi điều khiển loại phương tiện này trong vòng hai năm kể từ sau ngày thi sát hạch lấy bằng.
Theo đề xuất trên, nhà chức trách được phép lắp khóa chống cồn (alco-lock), thiết bị đo nồng độ cồn trong máu của lái xe, đối với xe của những người vi phạm quy định này từ lần thứ hai trở lên.
Những xe được gắn thiết bị chống cồn chỉ được phép chạy với tốc độ tối đa 30km/giờ tại các khu dân cư, so với giới hạn thông thường là 50 km/giờ mà Liên minh châu Âu (EU) quy định.
Với sự chấp thuận của EP, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan chấp hành của EU - sẽ xem xét lập dự thảo luật và lấy ý kiến của các nước thành viên trước khi ban hành thành luật.
Các nhà lập pháp EU cho rằng giải pháp trên giúp hạn chế các trường hợp tai nạn giao thông đường bộ. Liên đoàn xe đạp châu Âu cũng hoan nghênh giải pháp này.
Ông Dieter-Lebrecht Koch, người đưa ra ý tưởng trên, cho rằng các đường phố chỉ an toàn khi lệnh cấm mới được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp: trong toàn EU, tại mỗi quốc gia thành viên và đối với mỗi cá nhân.
Theo thống kê mới nhất của EU, khoảng 35.000 người đã chết và 1,5 triệu người khác bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ trong năm 2009. Khoảng 30% các vụ tai nạn này do nam thanh niên gây ra và tỷ lệ này ở nữ thanh niên là 15%.
Giới hạn nồng độ cồn trong máu cho phép theo tiêu chuẩn của EU dao động từ 0,9 miligram/lít khí thở ở Cộng hòa Síp đến 0 miligram ở các nước như Estonia, Malta, Romania, Slovakia, Cộng hòa Séc, và Hungaria./.
Theo đề xuất trên, nhà chức trách được phép lắp khóa chống cồn (alco-lock), thiết bị đo nồng độ cồn trong máu của lái xe, đối với xe của những người vi phạm quy định này từ lần thứ hai trở lên.
Những xe được gắn thiết bị chống cồn chỉ được phép chạy với tốc độ tối đa 30km/giờ tại các khu dân cư, so với giới hạn thông thường là 50 km/giờ mà Liên minh châu Âu (EU) quy định.
Với sự chấp thuận của EP, Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan chấp hành của EU - sẽ xem xét lập dự thảo luật và lấy ý kiến của các nước thành viên trước khi ban hành thành luật.
Các nhà lập pháp EU cho rằng giải pháp trên giúp hạn chế các trường hợp tai nạn giao thông đường bộ. Liên đoàn xe đạp châu Âu cũng hoan nghênh giải pháp này.
Ông Dieter-Lebrecht Koch, người đưa ra ý tưởng trên, cho rằng các đường phố chỉ an toàn khi lệnh cấm mới được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp: trong toàn EU, tại mỗi quốc gia thành viên và đối với mỗi cá nhân.
Theo thống kê mới nhất của EU, khoảng 35.000 người đã chết và 1,5 triệu người khác bị thương vì tai nạn giao thông đường bộ trong năm 2009. Khoảng 30% các vụ tai nạn này do nam thanh niên gây ra và tỷ lệ này ở nữ thanh niên là 15%.
Giới hạn nồng độ cồn trong máu cho phép theo tiêu chuẩn của EU dao động từ 0,9 miligram/lít khí thở ở Cộng hòa Síp đến 0 miligram ở các nước như Estonia, Malta, Romania, Slovakia, Cộng hòa Séc, và Hungaria./.
(TTXVN/Vietnam+)