Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận toàn thể tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tố cáo.
Dự án Luật Tố cáo đã được trình Quốc hội khóa XII thảo luận, cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội khóa XIII xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Các nội dung chính được tiếp thu, chỉnh lý là về phạm vi điều chỉnh; chủ thể tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo; hình thức tố cáo; tố cáo tiếp; bảo vệ người tố cáo; giám sát công tác giải quyết tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan thông tin, báo chí. Trong đó, công tác bảo vệ người tố cáo và hình thức tố cáo là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Cần có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo
Một số đại biểu cho rằng, quy định về việc bảo vệ người tố cáo trong dự thảo còn chung chung, cần cụ thể hơn để có thể thực hiện trên thực tế.
Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), bảo vệ người tố cáo là một chế định mới nhưng vẫn thiên về hình thức mà chưa có những biện pháp thực sự hữu hiệu.
Ví dụ như các quy định được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức; không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú... trong thực tế khó thực hiện vì không cụ thể, khó xác định mức độ như thế nào là “không phân biệt đối xử.”
Về cơ chế bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo, đại biểu cho rằng, nhiều người muốn giữ bí mật nhưng cũng có người muốn công khai việc tố cáo, có nên đặt vấn đề giữ bí mật thông tin trong Luật hay không ? Theo đại biểu, danh tính của người tố cáo được công khai sẽ tạo thuận lợi nhiều cho việc giải quyết đồng thời tránh việc lợi dụng tố cáo.
Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) nhấn mạnh sự cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu bởi thực tế, người tố cáo có thể bị trả thù, trù dập, gây ảnh hưởng về sức khỏe, nhân phẩm và tính mạng.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, cần quy định người giải quyết tố cáo có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhận định, công tác bảo vệ người tố cáo hết sức khó khăn, phức tạp, cần có cơ chế hữu hiệu, coi đây là nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đại biểu đề nghị việc bảo vệ phải được quy định ngay trong luật cho dù người tố cáo là ai và có yêu cầu hay không; bỏ quy định gửi văn bản yêu cầu về việc cần được bảo vệ để không làm khó cho người tố cáo; bổ sung một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ người tố cáo. Mặt khác, không chỉ người tố cáo mà cả người thân thích của họ, người cung cấp thông tin cho họ cũng cần được bảo vệ.
Qua một góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang) đề nghị cần thể hiện rõ thêm quyền của người bị tố cáo b ởi thiệt hại xảy ra đối với người bị tố cáo có thể là do hành vi tố cáo sai sự thật hoặc là hậu quả của quá trình giải quyết tố cáo thiếu thận trọng hay có sai lầm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm cụ thể hóa một bước các nội dung bảo vệ người tố cáo, dự thảo đã chỉnh lý, bổ sung các quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn bảo vệ; quyền và trách nhiệm của người tố cáo được bảo vệ, trong đó có bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với thiệt hại về vật chất và tổn hại về tinh thần xảy ra trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ mình mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của pháp luật; về bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo.
Dự thảo luật quy định về bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc, trong đó có quy định về sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo trong trường hợp người tố cáo bị phân biệt đối xử về việc làm; trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ người tố cáo không bị phân biệt đối xử, trả thù, trù dập tại nơi cư trú.
Ngoài quy định về quyền được giữ bí mật các thông tin cá nhân của người tố cáo, trong dự thảo Luật còn có quy định về việc người giải quyết tố cáo phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật, an toàn cho người tố cáo như áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật, bảo đảm an toàn cho người tố cáo; việc gửi kết luận nội dung tố cáo, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về một số biện pháp mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo trong trường hợp họ bị nguy hại đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết chương này để bảo đảm tính khả thi.
Còn ý kiến khác nhau về hình thức tố cáo
Dự thảo Luật giữ nguyên quy định như Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành là chỉ có hình thức tố cáo trực tiếp và gửi đơn tố cáo. Quy định này nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu.
Các đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Trần Xuân Hùng (Hà Nam ), Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp)... đề nghị bổ sung hình thức gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại kèm theo những quy định chặt chẽ, bởi đây là hình thức hữu ích, hiệu quả. Tiêu biểu như việc cung cấp thông tin qua “đường dây nóng” nhiều năm nay rất hiệu quả, kịp thời. Mặt khác, những hình thức này đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hình thức tố cáo qua điện thoại, qua mạng thông tin điện tử tuy đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng, song hiện vẫn chưa được áp dụng phổ biến và đang có yêu cầu tổng kết thực tiễn để quy định chặt chẽ và cụ thể hơn, tránh bị lợi dụng để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự hoặc để phát tán thông tin về việc tố cáo, nhất là trên các trang mạng điện tử, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người khác hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.
Tán thành với quan điểm này, các đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An), Nguyễn Thái Học (Phú Yên), Trần Đình Sơn (Đắk Lắk) cho rằng, để đảm bảo tính pháp lý của đơn tố cáo, người tố cáo phải ký, điểm chỉ trong đơn, xác nhận trực tiếp bằng lời nói, trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung tố cáo. Thực tế hiện nay, có không ít người lợi dụng quyền tố cáo nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ chế độ, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tố cáo sai sự thật...
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng, nếu bổ sung hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, sẽ khó kiểm soát được tình hình, khó có cơ chế thụ lý và giải quyết.
Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đề nghị xem xét lại quy định về việc không tiếp nhận và giải quyết đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ vì thực tế có những tố cáo tuy không rõ tên, địa chỉ nhưng sự việc, bằng chứng cụ thể, chính xác, rõ ràng, có thể coi là nguồn thông tin, cần có cơ chế xem xét để tránh bỏ lọt, không xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Người tố cáo không nêu rõ tên, địa chỉ vì lo ngại ảnh hưởng, liên lụy đến những người liên quan, bị trù dập, cô lập...
Theo đại biểu Phương, nếu bỏ tố cáo nặc danh sẽ không có tác dụng ngăn chặn hành vi. Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Thanh Nam (Cà Mau) cũng cho rằng, vẫn phải coi những tố cáo nặc danh là nguồn thông tin. Nếu có bằng chứng cụ thể cần được thẩm tra, xác minh mới kết luận được nội dung tố cáo đúng hay không?
Về vấn đề này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo , tránh tình trạng lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết ./.
Dự án Luật Tố cáo đã được trình Quốc hội khóa XII thảo luận, cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội khóa XIII xem xét, thông qua tại kỳ họp này.
Các nội dung chính được tiếp thu, chỉnh lý là về phạm vi điều chỉnh; chủ thể tố cáo; quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo và người giải quyết tố cáo; hình thức tố cáo; tố cáo tiếp; bảo vệ người tố cáo; giám sát công tác giải quyết tố cáo; trách nhiệm của các cơ quan thông tin, báo chí. Trong đó, công tác bảo vệ người tố cáo và hình thức tố cáo là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.
Cần có cơ chế hữu hiệu bảo vệ người tố cáo
Một số đại biểu cho rằng, quy định về việc bảo vệ người tố cáo trong dự thảo còn chung chung, cần cụ thể hơn để có thể thực hiện trên thực tế.
Theo đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), bảo vệ người tố cáo là một chế định mới nhưng vẫn thiên về hình thức mà chưa có những biện pháp thực sự hữu hiệu.
Ví dụ như các quy định được bảo đảm vị trí công tác, không bị phân biệt đối xử về việc làm dưới mọi hình thức; không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú... trong thực tế khó thực hiện vì không cụ thể, khó xác định mức độ như thế nào là “không phân biệt đối xử.”
Về cơ chế bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo, đại biểu cho rằng, nhiều người muốn giữ bí mật nhưng cũng có người muốn công khai việc tố cáo, có nên đặt vấn đề giữ bí mật thông tin trong Luật hay không ? Theo đại biểu, danh tính của người tố cáo được công khai sẽ tạo thuận lợi nhiều cho việc giải quyết đồng thời tránh việc lợi dụng tố cáo.
Đại biểu Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) nhấn mạnh sự cần thiết phải có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu bởi thực tế, người tố cáo có thể bị trả thù, trù dập, gây ảnh hưởng về sức khỏe, nhân phẩm và tính mạng.
Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) cho rằng, cần quy định người giải quyết tố cáo có trách nhiệm yêu cầu các cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nhận định, công tác bảo vệ người tố cáo hết sức khó khăn, phức tạp, cần có cơ chế hữu hiệu, coi đây là nghĩa vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đại biểu đề nghị việc bảo vệ phải được quy định ngay trong luật cho dù người tố cáo là ai và có yêu cầu hay không; bỏ quy định gửi văn bản yêu cầu về việc cần được bảo vệ để không làm khó cho người tố cáo; bổ sung một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ người tố cáo. Mặt khác, không chỉ người tố cáo mà cả người thân thích của họ, người cung cấp thông tin cho họ cũng cần được bảo vệ.
Qua một góc nhìn khác, đại biểu Nguyễn Văn Luật (Kiên Giang) đề nghị cần thể hiện rõ thêm quyền của người bị tố cáo b ởi thiệt hại xảy ra đối với người bị tố cáo có thể là do hành vi tố cáo sai sự thật hoặc là hậu quả của quá trình giải quyết tố cáo thiếu thận trọng hay có sai lầm.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm cụ thể hóa một bước các nội dung bảo vệ người tố cáo, dự thảo đã chỉnh lý, bổ sung các quy định về phạm vi, đối tượng, thời hạn bảo vệ; quyền và trách nhiệm của người tố cáo được bảo vệ, trong đó có bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với thiệt hại về vật chất và tổn hại về tinh thần xảy ra trong trường hợp người tố cáo có yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ mình mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của pháp luật; về bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo.
Dự thảo luật quy định về bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc, trong đó có quy định về sự tham gia của tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động địa phương trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo trong trường hợp người tố cáo bị phân biệt đối xử về việc làm; trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo vệ người tố cáo không bị phân biệt đối xử, trả thù, trù dập tại nơi cư trú.
Ngoài quy định về quyền được giữ bí mật các thông tin cá nhân của người tố cáo, trong dự thảo Luật còn có quy định về việc người giải quyết tố cáo phải có trách nhiệm bảo vệ bí mật, an toàn cho người tố cáo như áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ bí mật, bảo đảm an toàn cho người tố cáo; việc gửi kết luận nội dung tố cáo, công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo phải bảo đảm không tiết lộ thông tin về người tố cáo ; bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo.
Dự thảo Luật cũng bổ sung quy định về một số biện pháp mà các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo trong trường hợp họ bị nguy hại đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, tài sản, đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết chương này để bảo đảm tính khả thi.
Còn ý kiến khác nhau về hình thức tố cáo
Dự thảo Luật giữ nguyên quy định như Luật khiếu nại, tố cáo hiện hành là chỉ có hình thức tố cáo trực tiếp và gửi đơn tố cáo. Quy định này nhận được nhiều ý kiến khác nhau của các đại biểu.
Các đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận), Trần Xuân Hùng (Hà Nam ), Nguyễn Hữu Đức (Đồng Tháp)... đề nghị bổ sung hình thức gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, fax, tố cáo bằng lời qua điện thoại kèm theo những quy định chặt chẽ, bởi đây là hình thức hữu ích, hiệu quả. Tiêu biểu như việc cung cấp thông tin qua “đường dây nóng” nhiều năm nay rất hiệu quả, kịp thời. Mặt khác, những hình thức này đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các hình thức tố cáo qua điện thoại, qua mạng thông tin điện tử tuy đã được quy định trong Luật phòng, chống tham nhũng, song hiện vẫn chưa được áp dụng phổ biến và đang có yêu cầu tổng kết thực tiễn để quy định chặt chẽ và cụ thể hơn, tránh bị lợi dụng để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự hoặc để phát tán thông tin về việc tố cáo, nhất là trên các trang mạng điện tử, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người khác hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.
Tán thành với quan điểm này, các đại biểu Nguyễn Minh Hồng (Nghệ An), Nguyễn Thái Học (Phú Yên), Trần Đình Sơn (Đắk Lắk) cho rằng, để đảm bảo tính pháp lý của đơn tố cáo, người tố cáo phải ký, điểm chỉ trong đơn, xác nhận trực tiếp bằng lời nói, trình bày rõ ràng, trung thực, có căn cứ về nội dung tố cáo. Thực tế hiện nay, có không ít người lợi dụng quyền tố cáo nhằm hạ thấp uy tín, bôi nhọ chế độ, chống lại đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, tố cáo sai sự thật...
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng, nếu bổ sung hình thức tố cáo qua thư điện tử, fax, điện thoại, sẽ khó kiểm soát được tình hình, khó có cơ chế thụ lý và giải quyết.
Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đề nghị xem xét lại quy định về việc không tiếp nhận và giải quyết đối với tố cáo không rõ họ tên, địa chỉ vì thực tế có những tố cáo tuy không rõ tên, địa chỉ nhưng sự việc, bằng chứng cụ thể, chính xác, rõ ràng, có thể coi là nguồn thông tin, cần có cơ chế xem xét để tránh bỏ lọt, không xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Người tố cáo không nêu rõ tên, địa chỉ vì lo ngại ảnh hưởng, liên lụy đến những người liên quan, bị trù dập, cô lập...
Theo đại biểu Phương, nếu bỏ tố cáo nặc danh sẽ không có tác dụng ngăn chặn hành vi. Đồng tình với ý kiến này, đại biểu Nguyễn Thanh Nam (Cà Mau) cũng cho rằng, vẫn phải coi những tố cáo nặc danh là nguồn thông tin. Nếu có bằng chứng cụ thể cần được thẩm tra, xác minh mới kết luận được nội dung tố cáo đúng hay không?
Về vấn đề này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ nhằm mục đích nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo , tránh tình trạng lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết ./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)