Ngày 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương đã họp phiên 41, tổng kết công tác năm 2010, bàn phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2011 và tặng Kỷ niệm chương cho các thành viên Hội đồng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp.
Theo bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, năm 2010, hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng đã đảm bảo thực hiện theo quy chế, duy trì nền nếp sinh hoạt và hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ đề ra. Hội đồng đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, có tác dụng lan tỏa sâu rộng, tạo khí thế thi đua sôi nổi.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội” và phong trào “Cả nước chung sức, đồng lòng, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2010”, các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các địa phương trong cả nước đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, với các hình thức thi đua đa dạng, phong phú và có sức lan tỏa.
Nội dung thi đua được gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; thi đua thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng…
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, giải quyết tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của địa phương, chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước.
Thành phố Hà Nội và nhiều bộ, ngành, địa phương trong cả nước phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Chẳng hạn, tỉnh Nghệ An có phong trào thi đua kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cao Bằng có phong trào thi đua “Cải cách hành chính” và “Xây dựng chính quyền cấp xã,” Thanh Hóa phát động phong trào thi đua cao điểm 40 ngày đêm giải phóng mặt bằng di dân tái định cư khu kinh tế Nghi Sơn.
Phong trào “Thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh” được phát động thường xuyên, lồng ghép với các cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, xây dựng văn minh công sở, xây dựng và củng cố tổ nhân dân tự quản.
Trong năm 2010, Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng 33 Huân chương Sao vàng, 46 Huân chương Hồ Chí Minh, 934 Huân chương Độc lập các hạng, 7.267 Huân chương Lao động… cho các tập thể, cá nhân. Hội đồng đã xét duyệt, báo cáo Thủ tướng đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 16 trường hợp, danh hiệu Anh hùng Lao động cho 40 trường hợp.
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, đóng góp vào dự thảo báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
Nhiều ý kiến cho rằng năm 2011, phong trào thi đua cần chú trọng vào các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tăng trưởng kinh tế vĩ mô, xây dựng nông thôn mới. Trong hoạt động thi đua khen thưởng, cần chỉ đạo uốn nắn đội ngũ làm công tác thi đua các cấp và công khai các tiêu chí khen thưởng; bổ sung tiêu chí xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho các doanh nghiệp phải có văn bản của cơ quan kiểm toán xác nhận lành mạnh về vấn đề tài chính.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao công tác thi đua, khen thưởng năm 2010, đã đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương có kế hoạch cụ thể để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời bám sát yêu cầu vừa trước mắt vừa lâu dài là nhân rộng gương người tốt, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực, khen thưởng đúng, suy tôn đúng.
Thủ tướng lưu ý, các phong trào thi đua phải thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị, sát với cuộc sống, phù hợp nguyện vọng của dân. Cần xây dựng các phong trào thi đua hưởng ứng 5 nội dung thi đua giai đoạn 2011-2015 đã được phát động tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, trong đó năm 2011 tập trung lựa chọn một số phong trào để tiếp tục phát động; đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới; có sự gắn kết các phong trào, các cuộc vận động để nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng khen thưởng, chống mọi biểu hiện hình thức, bệnh thành tích; thi đua, khen thưởng phải thực sự là động lực to lớn và là biện pháp quan trọng xây dựng con người mới; tăng cường khen thưởng đơn vị cơ sở và người lao động trực tiếp, tiêu biểu; khen thưởng thực hiện nhiệm vụ chính trị; khen thưởng đột xuất; khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, chú ý những tấm gương bình dị mà tiêu biểu.
Trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, các phong trào thi đua và công tác khen thưởng cần gắn kết với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động. Đẩy mạnh phong trào thi đua tập trung vào những vấn đề có tính đột phá như: đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng…/.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương chủ trì phiên họp.
Theo bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, năm 2010, hoạt động của Hội đồng và Thường trực Hội đồng đã đảm bảo thực hiện theo quy chế, duy trì nền nếp sinh hoạt và hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ đề ra. Hội đồng đã chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, có tác dụng lan tỏa sâu rộng, tạo khí thế thi đua sôi nổi.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội” và phong trào “Cả nước chung sức, đồng lòng, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2010”, các bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các địa phương trong cả nước đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, với các hình thức thi đua đa dạng, phong phú và có sức lan tỏa.
Nội dung thi đua được gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội; thi đua thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,” thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đấu tranh phòng chống tham nhũng…
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tập trung đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, chăm lo cải thiện đời sống nhân dân; đồng thời phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề, giải quyết tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của địa phương, chào mừng các ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước.
Thành phố Hà Nội và nhiều bộ, ngành, địa phương trong cả nước phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Chẳng hạn, tỉnh Nghệ An có phong trào thi đua kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cao Bằng có phong trào thi đua “Cải cách hành chính” và “Xây dựng chính quyền cấp xã,” Thanh Hóa phát động phong trào thi đua cao điểm 40 ngày đêm giải phóng mặt bằng di dân tái định cư khu kinh tế Nghi Sơn.
Phong trào “Thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh” được phát động thường xuyên, lồng ghép với các cuộc vận động xóa đói giảm nghèo, xây dựng văn minh công sở, xây dựng và củng cố tổ nhân dân tự quản.
Trong năm 2010, Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng 33 Huân chương Sao vàng, 46 Huân chương Hồ Chí Minh, 934 Huân chương Độc lập các hạng, 7.267 Huân chương Lao động… cho các tập thể, cá nhân. Hội đồng đã xét duyệt, báo cáo Thủ tướng đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 16 trường hợp, danh hiệu Anh hùng Lao động cho 40 trường hợp.
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng đã thảo luận, đóng góp vào dự thảo báo cáo tổng kết năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
Nhiều ý kiến cho rằng năm 2011, phong trào thi đua cần chú trọng vào các mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tăng trưởng kinh tế vĩ mô, xây dựng nông thôn mới. Trong hoạt động thi đua khen thưởng, cần chỉ đạo uốn nắn đội ngũ làm công tác thi đua các cấp và công khai các tiêu chí khen thưởng; bổ sung tiêu chí xét tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho các doanh nghiệp phải có văn bản của cơ quan kiểm toán xác nhận lành mạnh về vấn đề tài chính.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao công tác thi đua, khen thưởng năm 2010, đã đóng góp thiết thực vào thành tựu chung của đất nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, các bộ, ngành, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương có kế hoạch cụ thể để tổ chức các phong trào thi đua, bám sát nhiệm vụ trọng tâm là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, góp phần phục hồi tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quốc phòng an ninh, tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, và đảm bảo an sinh xã hội; đồng thời bám sát yêu cầu vừa trước mắt vừa lâu dài là nhân rộng gương người tốt, lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực, khen thưởng đúng, suy tôn đúng.
Thủ tướng lưu ý, các phong trào thi đua phải thiết thực, bám sát nhiệm vụ chính trị, sát với cuộc sống, phù hợp nguyện vọng của dân. Cần xây dựng các phong trào thi đua hưởng ứng 5 nội dung thi đua giai đoạn 2011-2015 đã được phát động tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, trong đó năm 2011 tập trung lựa chọn một số phong trào để tiếp tục phát động; đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới; có sự gắn kết các phong trào, các cuộc vận động để nâng cao chất lượng, hiệu quả.
Thủ tướng cho rằng cần tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng khen thưởng, chống mọi biểu hiện hình thức, bệnh thành tích; thi đua, khen thưởng phải thực sự là động lực to lớn và là biện pháp quan trọng xây dựng con người mới; tăng cường khen thưởng đơn vị cơ sở và người lao động trực tiếp, tiêu biểu; khen thưởng thực hiện nhiệm vụ chính trị; khen thưởng đột xuất; khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, chú ý những tấm gương bình dị mà tiêu biểu.
Trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, các phong trào thi đua và công tác khen thưởng cần gắn kết với thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động. Đẩy mạnh phong trào thi đua tập trung vào những vấn đề có tính đột phá như: đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, xây dựng cơ sở hạ tầng…/.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)