Đối với các công trình đập thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai, cần sớm có một cơ chế “vận hành liên hồ” trong việc điều tiết nguồn nước nhằm đối phó với tình trạng lũ lụt và đẩy mặn, không thể cứ mạnh ai nấy làm như các đơn vị quản lý thủy điện vẫn thực hiện như hiện nay.
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ (nguyên phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam) đã nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo Các khuyến nghị của Ủy ban thế giới về đập (WCD) với phát triển thủy điện ở lưu vực sông Đồng Nai, do Ủy ban này phối hợp với Trung tâm Đa dạng sinh học, phát triển và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam tổ chức ngày 17/4 tại tỉnh Đồng Nai.
Theo thạc sĩ Nguyễn Vũ Huy (Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam), hiện nay việc quy hoạch các bậc thang thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai đang bị thay đổi một cách tùy tiện và không được xem xét hiệu quả tổng thể về cấp nước, phòng lũ, đẩy mặn và dòng chảy môi trường.
Do đó vấn đề này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác tổng hợp nguồn nước, điển hình như các bậc thang thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 6, Đồng Nai 8.
Ông Huy cho rằng các đập thủy điện hiện nay đang được sở hữu quản lý bởi nhiều đầu mối, do vậy việc phối hợp vận hành bậc thang thủy điện đang trở thành vấn đề cấp thiết, cần phải có một cơ chế quản lý, vận hành thống nhất trong việc điều tiết nguồn nước.
Ngoài ra, tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề khiến môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước đây lưu vực sông Đồng Nai được xem là vùng dồi dào về nguồn nước, tuy nhiên hiện nay lại đang tiệm cận với ngưỡng hạn chế về nguồn nước.
Theo đánh giá, tiềm năng về thủy điện của sông Đồng Nai chỉ đứng sau sông Đà với công suất lên đến 2.800MW và điện lượng bình quân khoảng 1,5 tỷ kWh/năm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Đồng (Viện sinh học Nhiệt đới) cho rằng hiện nay tính đa dạng sinh học về khu hệ cá lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn đang bị khai thác lạm dụng và có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể, trong đó số lượng cá thể đang suy giảm ở mức báo động. Các loài cá nước ngọt hầu như bị thu hẹp phạm vi phân bố trong mùa mưa và mở rộng trong mùa khô do sự điều tiết nước của hồ Dầu Tiếng và Trị An.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu cho rằng nguyên nhân của tình trạng xâm mặn ở phía hạ nguồn sông Đồng Nai hiện nay một phần do nguồn nước phía thượng nguồn dòng sông bị cạn kiệt, do đó không đủ nước để đẩy nguồn mặn xuống xa phía hạ nguồn.
Nếu các đập thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai có một cơ chế vận hành liên hồ trong việc điều tiết nguồn nước, thì ngoài việc hạn chế được tình trạng lũ lụt vào mùa mưa còn có tác dụng đẩy mặn vào mùa khô.
Hiện nay trên hệ thống sông Đồng Nai có 20 công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, trong đó nhánh Sông Bé có sáu công trình, sông La Ngà năm công trình và trên dòng chính sông Đồng Nai có chín công trình thủy điện./.
Tiến sĩ Đào Trọng Tứ (nguyên phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam) đã nhấn mạnh như vậy tại Hội thảo Các khuyến nghị của Ủy ban thế giới về đập (WCD) với phát triển thủy điện ở lưu vực sông Đồng Nai, do Ủy ban này phối hợp với Trung tâm Đa dạng sinh học, phát triển và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam tổ chức ngày 17/4 tại tỉnh Đồng Nai.
Theo thạc sĩ Nguyễn Vũ Huy (Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam), hiện nay việc quy hoạch các bậc thang thủy điện trên lưu vực sông Đồng Nai đang bị thay đổi một cách tùy tiện và không được xem xét hiệu quả tổng thể về cấp nước, phòng lũ, đẩy mặn và dòng chảy môi trường.
Do đó vấn đề này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc khai thác tổng hợp nguồn nước, điển hình như các bậc thang thủy điện Đồng Nai 2, Đồng Nai 6, Đồng Nai 8.
Ông Huy cho rằng các đập thủy điện hiện nay đang được sở hữu quản lý bởi nhiều đầu mối, do vậy việc phối hợp vận hành bậc thang thủy điện đang trở thành vấn đề cấp thiết, cần phải có một cơ chế quản lý, vận hành thống nhất trong việc điều tiết nguồn nước.
Ngoài ra, tài nguyên nước lưu vực sông Đồng Nai cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề khiến môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước đây lưu vực sông Đồng Nai được xem là vùng dồi dào về nguồn nước, tuy nhiên hiện nay lại đang tiệm cận với ngưỡng hạn chế về nguồn nước.
Theo đánh giá, tiềm năng về thủy điện của sông Đồng Nai chỉ đứng sau sông Đà với công suất lên đến 2.800MW và điện lượng bình quân khoảng 1,5 tỷ kWh/năm.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Đồng (Viện sinh học Nhiệt đới) cho rằng hiện nay tính đa dạng sinh học về khu hệ cá lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn đang bị khai thác lạm dụng và có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng cả về thành phần loài cũng như số lượng cá thể, trong đó số lượng cá thể đang suy giảm ở mức báo động. Các loài cá nước ngọt hầu như bị thu hẹp phạm vi phân bố trong mùa mưa và mở rộng trong mùa khô do sự điều tiết nước của hồ Dầu Tiếng và Trị An.
Cũng tại hội thảo, các đại biểu cho rằng nguyên nhân của tình trạng xâm mặn ở phía hạ nguồn sông Đồng Nai hiện nay một phần do nguồn nước phía thượng nguồn dòng sông bị cạn kiệt, do đó không đủ nước để đẩy nguồn mặn xuống xa phía hạ nguồn.
Nếu các đập thủy điện trên hệ thống sông Đồng Nai có một cơ chế vận hành liên hồ trong việc điều tiết nguồn nước, thì ngoài việc hạn chế được tình trạng lũ lụt vào mùa mưa còn có tác dụng đẩy mặn vào mùa khô.
Hiện nay trên hệ thống sông Đồng Nai có 20 công trình thủy điện đã và đang được xây dựng, trong đó nhánh Sông Bé có sáu công trình, sông La Ngà năm công trình và trên dòng chính sông Đồng Nai có chín công trình thủy điện./.
Sỹ Tuyên (Vietnam+)