Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước trong đó có Kiểm toán Nhà nước sẽ là nội dung đáng chú ý trong phiên họp Quốc hội bàn về dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 chiều nay 15/11.
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ về vấn đề này, ông Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và ngân sách Quốc hội khóa XI, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, Kiểm toán Nhà nước phải là cơ quan độc lập và có địa vị pháp lý được đưa vào Hiến pháp.
- Thưa ông, ông đánh giá ra sao về vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc làm lành mạnh nền tài chính quốc gia?
Ông Đặng Văn Thanh: Trước hết, cần phải khẳng định rằng chỉ với gần 20 năm xây dựng và phát triển, Kiểm toán Nhà nước đã thể hiện vai trò rất quan trọng - là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính không thể thiếu của nhà nước pháp quyền.
Thông qua kiểm toán báo cáo tài chính với đối tượng trực tiếp là các báo cáo về ngân sách Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra những đánh giá có bằng chứng về độ tin cậy của số liệu dự toán và quyết toán ngân sách.
Qua đó, cơ quan này đã cung cấp những dữ liệu vô cùng quan trọng cho Quốc hội, cho các cơ quan quản lý Nhà nước thấy rõ hoạt động kinh tế, tài chính, ngân sách. Cao hơn nữa, cơ quan kiểm toán đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, bổ sung chính sách, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành ngân sách, sử dụng có hiệu quả tài sản, ngân quỹ quốc gia.
Tôi cho rằng, với xu thế phát triển hiện nay, ngoài chức năng kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước, Kiểm toán Nhà nước cũng phải kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài sản quốc gia.
- Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 lần này có đề cập đến tổ chức bộ máy của kiểm toán Nhà nước. Theo ông, Kiểm toán Nhà nước cần có điều kiện gì để có hoạt động hiệu quả hơn?
Ông Đặng Văn Thanh: Để thực hiện có hiệu quả hai chức năng - kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản quốc gia, địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước phải được đưa vào Hiến pháp mới đảm bảo sự vững chắc bằng luật pháp. Kiểm toán Nhà nước phải là cơ quan độc lập, như một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân.
Ở các nước phát triển, Kiểm toán Nhà nước có địa vị pháp lý rất cao, được quy định trong Hiến pháp - Luật ngân sách Nhà nước. Cơ quan kiểm toán nằm ở nhánh tư pháp chứ không nằm ở nhánh lập pháp. Bản thân kiểm toán Nhà nước không phải phải là cơ quan giúp việc cho Quốc hội, mà nằm độc lập như một phương tiện của Nhà nước, độc lập với Quốc hội, độc lập với cơ quan hành pháp. Đây là cơ quan chuyên môn sâu về nhánh Tư pháp kiểm tra về tài chính công.
Kiểm toán Nhà nước phải là cơ quan kiểm tra của nhà nước, bất cứ ở đâu có nguồn lực tài chính nhà nước, sử dụng tài sản quốc gia, kiểm toán đều được "sờ" đến.
Một sự kiểm tra tài chính công rộng lớn và phức tạp sẽ đụng chạm đến lợi ích của nhà nước và quyền lực của cá nhân chức quyền, nên hoạt động của kiểm toán Nhà nước phải đứng ngoài hoạt động của hệ thống tài chính, đứng độc lập với hoạt động tài chính, chỉ tuân theo pháp luật. Vì vậy Hiến pháp, pháp luật phải quy định địa vị pháp lý cho hoạt động này. Có như vậy, kiểm toán Nhà nước mới thực thi được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn một cách đúng đắn, có hiệu lực, hiệu quả.
- Theo ông, nên đặt vị trí của Tổng kiểm toán Nhà nước như thế nào cho phù hợp để phát huy được vai trò, chức năng của Tổng Kiểm toán?
Ông Đặng Văn Thanh: Ở nhiều quốc gia, Hiến pháp - Luật cao nhất của một đất nước đều quy định vị thế của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ở Nghị viện, Quốc hội, bao giờ Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng được bố trí một ghế riêng trang trọng. Tổng Kiểm toán Nhà nước ở vị trí trung dung, ngồi nghe và nếu cần sẽ đưa ra những ý kiến độc lập, xác đáng và rất trung thực.
Theo tôi, Tổng Kiểm toán Nhà nước phải được đảm bảo quyền độc lập, quyền bất khả xâm phạm được Hiến định như đại biểu Quốc hội. Rất cần bố trí cho ông Tổng Kiểm toán dự những phiên liên quan đến thảo luận kinh tế, tài chính, được quyền trình bày những vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính mà đại biểu Quốc hội yêu cầu.
Tôi cho rằng, Hiến pháp sửa đổi lần này nên quy định thêm quyền năng và trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc phê chuẩn và phân bổ nguồn lực Nhà nước. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng phải được toàn quyền về kế hoạch và chương trình kiểm toán trong một năm và trong trung hạn mà không bị bất cứ một "thế lực" nào can thiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Trao đổi với phóng viên Vietnam+ về vấn đề này, ông Đặng Văn Thanh, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và ngân sách Quốc hội khóa XI, Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho rằng, để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình, Kiểm toán Nhà nước phải là cơ quan độc lập và có địa vị pháp lý được đưa vào Hiến pháp.
- Thưa ông, ông đánh giá ra sao về vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc làm lành mạnh nền tài chính quốc gia?
Ông Đặng Văn Thanh: Trước hết, cần phải khẳng định rằng chỉ với gần 20 năm xây dựng và phát triển, Kiểm toán Nhà nước đã thể hiện vai trò rất quan trọng - là công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính không thể thiếu của nhà nước pháp quyền.
Thông qua kiểm toán báo cáo tài chính với đối tượng trực tiếp là các báo cáo về ngân sách Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã đưa ra những đánh giá có bằng chứng về độ tin cậy của số liệu dự toán và quyết toán ngân sách.
Qua đó, cơ quan này đã cung cấp những dữ liệu vô cùng quan trọng cho Quốc hội, cho các cơ quan quản lý Nhà nước thấy rõ hoạt động kinh tế, tài chính, ngân sách. Cao hơn nữa, cơ quan kiểm toán đưa ra những kiến nghị hoàn thiện, bổ sung chính sách, nâng cao chất lượng quản lý, điều hành ngân sách, sử dụng có hiệu quả tài sản, ngân quỹ quốc gia.
Tôi cho rằng, với xu thế phát triển hiện nay, ngoài chức năng kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước, Kiểm toán Nhà nước cũng phải kiểm toán việc quản lý và sử dụng tài sản quốc gia.
- Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 lần này có đề cập đến tổ chức bộ máy của kiểm toán Nhà nước. Theo ông, Kiểm toán Nhà nước cần có điều kiện gì để có hoạt động hiệu quả hơn?
Ông Đặng Văn Thanh: Để thực hiện có hiệu quả hai chức năng - kiểm toán việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước và tài sản quốc gia, địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước phải được đưa vào Hiến pháp mới đảm bảo sự vững chắc bằng luật pháp. Kiểm toán Nhà nước phải là cơ quan độc lập, như một bộ phận rất quan trọng không thể thiếu trong việc điều tiết nền kinh tế quốc dân.
Ở các nước phát triển, Kiểm toán Nhà nước có địa vị pháp lý rất cao, được quy định trong Hiến pháp - Luật ngân sách Nhà nước. Cơ quan kiểm toán nằm ở nhánh tư pháp chứ không nằm ở nhánh lập pháp. Bản thân kiểm toán Nhà nước không phải phải là cơ quan giúp việc cho Quốc hội, mà nằm độc lập như một phương tiện của Nhà nước, độc lập với Quốc hội, độc lập với cơ quan hành pháp. Đây là cơ quan chuyên môn sâu về nhánh Tư pháp kiểm tra về tài chính công.
Kiểm toán Nhà nước phải là cơ quan kiểm tra của nhà nước, bất cứ ở đâu có nguồn lực tài chính nhà nước, sử dụng tài sản quốc gia, kiểm toán đều được "sờ" đến.
Một sự kiểm tra tài chính công rộng lớn và phức tạp sẽ đụng chạm đến lợi ích của nhà nước và quyền lực của cá nhân chức quyền, nên hoạt động của kiểm toán Nhà nước phải đứng ngoài hoạt động của hệ thống tài chính, đứng độc lập với hoạt động tài chính, chỉ tuân theo pháp luật. Vì vậy Hiến pháp, pháp luật phải quy định địa vị pháp lý cho hoạt động này. Có như vậy, kiểm toán Nhà nước mới thực thi được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn một cách đúng đắn, có hiệu lực, hiệu quả.
- Theo ông, nên đặt vị trí của Tổng kiểm toán Nhà nước như thế nào cho phù hợp để phát huy được vai trò, chức năng của Tổng Kiểm toán?
Ông Đặng Văn Thanh: Ở nhiều quốc gia, Hiến pháp - Luật cao nhất của một đất nước đều quy định vị thế của cơ quan Kiểm toán Nhà nước và Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ở Nghị viện, Quốc hội, bao giờ Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng được bố trí một ghế riêng trang trọng. Tổng Kiểm toán Nhà nước ở vị trí trung dung, ngồi nghe và nếu cần sẽ đưa ra những ý kiến độc lập, xác đáng và rất trung thực.
Theo tôi, Tổng Kiểm toán Nhà nước phải được đảm bảo quyền độc lập, quyền bất khả xâm phạm được Hiến định như đại biểu Quốc hội. Rất cần bố trí cho ông Tổng Kiểm toán dự những phiên liên quan đến thảo luận kinh tế, tài chính, được quyền trình bày những vấn đề liên quan đến kinh tế, tài chính mà đại biểu Quốc hội yêu cầu.
Tôi cho rằng, Hiến pháp sửa đổi lần này nên quy định thêm quyền năng và trách nhiệm của Tổng Kiểm toán Nhà nước trong việc phê chuẩn và phân bổ nguồn lực Nhà nước. Tổng Kiểm toán Nhà nước cũng phải được toàn quyền về kế hoạch và chương trình kiểm toán trong một năm và trong trung hạn mà không bị bất cứ một "thế lực" nào can thiệp.
- Xin cảm ơn ông!
Xuân Dũng (Vietnam+)