Việt Nam cần sớm hoàn thiện, xây dựng cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ hơn nữa để các bên tham gia các dự án đối tác công - tư (PPP).
Đây là một trong những vấn đề được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra tại buổi tọa đàm với chủ đề “ Thực hiện các dự án đối tác công -tư : Kinh nghiệm và đề xuất”, do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Truyền thông Sài Gòn tổ chức, ngày 17/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sỹ Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2010/QĐ.TTg ngày 9/11/2010, nhưng với địa vị pháp lý của một quyết định nên tác dụng rất hạn chế về mặt chính sách và cơ chế hoạt động của hình thức “công tư đối tác”.
Trên thực tế, quyết định nói trên không đủ đảm bảo một khuôn khổ pháp lý để vận hành mô hình trên và không đủ mức hấp dẫn nhà đầu tư.
Mặt khác, nếu các địa phương và các ngành có điều kiện thực hiện hình thức đầu tư này bằng các chính sách “sáng tạo” riêng sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong chính sách và không đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho các bên.
Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, việc sớm xây dựng Luật Công tư đối tác là cần thiết và một đạo luật do Quốc hội ban hành là yêu cầu cấp thiết để thực hiện một chủ trương lớn của Đảng về xã hội hoá đầu tư, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đã cho thấy sự đúng đắn của chủ trương xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với nhiều hình thức khác nhau; trong đó có loại hình như BOT, đổi đất lấy hạ tầng đối với các công trình giao thông, loại hình hỗ trợ lãi suất, miễn giảm tiền sử dụng đất…, để thu hút đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực y tế, giáo dục đã mang lại nhiều kết quả.
Nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2011 - 2025 ước tính khoảng 880.000 tỷ đồng, tương đương 42 tỷ USD.
Với nguồn vốn ngân sách hạn hẹp của thành phố, nguồn vốn ODA cũng dần bị co hẹp, thành phố cần đẩy mạnh các nguồn vốn huy động khác.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, những năm gần đây, hình thức hợp tác công - tư đã được quan tâm nhằm tranh thủ nguồn tài chính và năng lực của khu vực tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, mới chỉ có Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ ban hành là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hình thức đầu tư này, nhưng việc triển khai cũng còn nhiều lúng túng, bất cập.
Ngoài ra, thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa Nhà nước với tư nhân trong quá trình đầu tư, về chính sách ưu đãi ở tầm vĩ mô cần được giải quyết.
Theo các chuyên gia, nhu cầu PPP ở Việt Nam là rất lớn, nhất là trong bối cảnh khả năng đáp ứng của đầu tư nội địa rất hạn chế, vì vậy Việt Nam cần phải thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Để có thể triển khai các dự án PPP hiệu quả, Việt Nam cần khắc phục những bất cập về ổn định các điều kiện kinh tế nền tảng, tiếp cận có tính thị trường đối với PPP, hoàn thiện khung pháp lý, giảm chi phí giao dịch trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng…
Luật sư Nguyễn Quang Hưng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị các loại dự án PPP không nên chỉ bó hẹp là các dự án tập trung vào cơ sở hạ tầng mà nên mở rộng để thu hút nhiều hơn nữa thế mạnh của khu vực tư nhân trong các dịch vụ công, nhằm thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ công.
Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cũng nên ban hành danh mục, công bố các thông tin về loại hình, tiêu chí, quy mô tiêu chuẩn của các dự án “đối tác công tư” trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa và môi trường; nên có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hoạt động PPP hoặc “xã hội hóa” ở quy mô nhỏ./.
Đây là một trong những vấn đề được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đưa ra tại buổi tọa đàm với chủ đề “ Thực hiện các dự án đối tác công -tư : Kinh nghiệm và đề xuất”, do Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Truyền thông Sài Gòn tổ chức, ngày 17/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiến sỹ Trần Du Lịch, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2010/QĐ.TTg ngày 9/11/2010, nhưng với địa vị pháp lý của một quyết định nên tác dụng rất hạn chế về mặt chính sách và cơ chế hoạt động của hình thức “công tư đối tác”.
Trên thực tế, quyết định nói trên không đủ đảm bảo một khuôn khổ pháp lý để vận hành mô hình trên và không đủ mức hấp dẫn nhà đầu tư.
Mặt khác, nếu các địa phương và các ngành có điều kiện thực hiện hình thức đầu tư này bằng các chính sách “sáng tạo” riêng sẽ dẫn đến sự tùy tiện trong chính sách và không đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho các bên.
Theo Tiến sỹ Trần Du Lịch, việc sớm xây dựng Luật Công tư đối tác là cần thiết và một đạo luật do Quốc hội ban hành là yêu cầu cấp thiết để thực hiện một chủ trương lớn của Đảng về xã hội hoá đầu tư, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đang đặt ra.
Thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh trong nhiều năm qua đã cho thấy sự đúng đắn của chủ trương xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với nhiều hình thức khác nhau; trong đó có loại hình như BOT, đổi đất lấy hạ tầng đối với các công trình giao thông, loại hình hỗ trợ lãi suất, miễn giảm tiền sử dụng đất…, để thu hút đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực y tế, giáo dục đã mang lại nhiều kết quả.
Nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2011 - 2025 ước tính khoảng 880.000 tỷ đồng, tương đương 42 tỷ USD.
Với nguồn vốn ngân sách hạn hẹp của thành phố, nguồn vốn ODA cũng dần bị co hẹp, thành phố cần đẩy mạnh các nguồn vốn huy động khác.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Trọng Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, những năm gần đây, hình thức hợp tác công - tư đã được quan tâm nhằm tranh thủ nguồn tài chính và năng lực của khu vực tư nhân trong xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, mới chỉ có Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ ban hành là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về hình thức đầu tư này, nhưng việc triển khai cũng còn nhiều lúng túng, bất cập.
Ngoài ra, thực tiễn cũng đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa Nhà nước với tư nhân trong quá trình đầu tư, về chính sách ưu đãi ở tầm vĩ mô cần được giải quyết.
Theo các chuyên gia, nhu cầu PPP ở Việt Nam là rất lớn, nhất là trong bối cảnh khả năng đáp ứng của đầu tư nội địa rất hạn chế, vì vậy Việt Nam cần phải thu hút nguồn vốn nước ngoài.
Để có thể triển khai các dự án PPP hiệu quả, Việt Nam cần khắc phục những bất cập về ổn định các điều kiện kinh tế nền tảng, tiếp cận có tính thị trường đối với PPP, hoàn thiện khung pháp lý, giảm chi phí giao dịch trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng…
Luật sư Nguyễn Quang Hưng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị các loại dự án PPP không nên chỉ bó hẹp là các dự án tập trung vào cơ sở hạ tầng mà nên mở rộng để thu hút nhiều hơn nữa thế mạnh của khu vực tư nhân trong các dịch vụ công, nhằm thúc đẩy chất lượng và hiệu quả của các dịch vụ công.
Chính phủ và các cơ quan Nhà nước cũng nên ban hành danh mục, công bố các thông tin về loại hình, tiêu chí, quy mô tiêu chuẩn của các dự án “đối tác công tư” trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa và môi trường; nên có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào hoạt động PPP hoặc “xã hội hóa” ở quy mô nhỏ./.
Hoàng Anh Tuấn (TTXVN)