Ngày 4/11/2010, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Ban Tuyên giáo Trung ương đã phối hợp tổ chức Hội nghị Sơ kết một năm thực hiện triển khai thực hiện Kết luận 51-KL/TƯ của Bộ Chính trị “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27 – CT/TW về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội”.
Quản lý việc cưới, việc tang và lễ hội là vấn đề khó
Báo cáo tại Hội nghị khẳng định, sau một năm thực hiện, thực tế cho thấy việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên phạm vi cả nước đã có sự tiến bộ rõ rệt, trật tự kỷ cương xã hội trong việc cưới, việc tang và lễ hội từng bước được thiết lập, nhận thức về luật pháp và ý thức tôn trọng pháp luật của người dân được nâng lên.
Nhiều địa phương đã lồng ghép nội dung trên vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đưa việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội thành một trong những tiêu chuẩn để xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, trường học có nếp sống văn hoá.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho rằng việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội là một vấn đề khó và là nhiệm vụ của toàn xã hội. Bộ trưởng đề nghị thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kết luận 51 ở một số tỉnh, thành phố và thực hiện điều tra xã hội học trên diện rộng.
Hạn chế tình trạng thách cưới, xuất hiện các lễ cưới tập thể
Trong lĩnh vực cưới hỏi, nhìn chung các gia đình, địa phương chấp hành nghiêm luật hôn nhân và gia đình, hạn chế tình trạng thách cưới, tảo hôn, đơn giản hoá thủ tục cưới xin, góp phần hạn chế xa hoa, lãng phí.
Một số địa phương xuất hiện mô hình, điển hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới như: Trao giấy đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường; cưới tiết kiệm chỉ làm tiệc ngọt. Mô hình đám cưới tập thể đã xuất hiện rất thành công trong đội ngũ công nhân lao động; tình trạng lợi dụng tổ chức đám cưới để kinh doanh, vụ lợi giảm rõ rệt, loại bỏ hủ tục, nghi thức rườm rà…
Trong đó, lễ cưới tập thể là một nét văn hóa mới mà các tổ chức liên quan đang có mục tiêu nhân rộng. Lễ cưới tập thể sẽ đem đến niềm vui được nhân lên như một ngày hội của nhiều gia đình một lúc.
Tuy nhiên, những đám cưới tập thể, đám cưới văn minh tiết kiệm vẫn còn ít. Trong khi đó, các hạn chế, bất cập của việc cưới hỏi cần khắc phục vẫn còn khá nhiều. Việc cưới ở đô thị chuyển biến chậm hơn ở nông thôn, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu, vì vậy kết quả thu được chưa thật vững chắc và đồng đều ở các khu vực trong cả nước.
Thực tế cho thấy chuyện “du nhập” thêm lễ đính hôn, thêm “công đoạn" ảnh cưới nghệ thuật trước lễ cưới ở nhiều trường hợp cũng gây phí tổn quá mức. Năm 2010 này, giữa lòng Hà Nội cũng vẫn còn có đám cưới cô dâu 16 tuổi mà chính quyền phường “bó tay”. Đại diện Hội phụ nữ vào vận động, gia đình nói cô dâu đã mang bầu to quá, phá thì nguy hiểm để thì con phải có bố…cho dù bố mẹ còn đang tuổi cắp sách đến trường.
Sau một đám tang là vàng mã tung bay đầy đường
Tại Hội nghị, có tham luận cho biết các nghi lễ, tang phục, ăn uống trong việc tang được giảm tiện, tiết kiệm…đã có không ít gia đình giảm bớt những nghi thức rườm rà trong đám tang như miễn vòng hoa và để dành toàn bộ tiền phúng điếu ủng hộ xây trường học, làm đường sá, đưa vào các quỹ từ thiện.
Tuy nhiên vẫn còn có những vấn đề rất cần chấn chỉnh kịp thời. Cụ thể như trên các trục đường ra các nghĩa trang, người đi đường dễ nhận thấy cứ sau một đám tang là vàng mã tung bay đầy đường. Đây là tục rải vàng mã có từ xưa.
Rải tiền vàng mã ra đường, thả tiền lẻ xuống ao hồ kênh rạch đã thành tục lệ, nhưng nay việc này không còn phù hợp với nếp sống văn minh đô thị. Thực tế đó là ngang nhiên xả rác ra đường, mất mỹ quan đô thị. Không ít gia đình ở thành phố còn đáng phê phán hơn khi rải cả tiền lẻ mệnh giá khoảng 200-500-1000 đồng.
Bên cạnh đó, một số nơi vẫn còn nơi lỏng quản lý để vấn đề xây dựng mộ phần diễn ra tùy tiện, xuất hiện hiện tượng chiếm đất cho cả gia đình, dòng họ làm mộ giả.
Người dân khách quan, khoa học hơn trước các hiện tượng đặc biệt của con người…
Thời gian gần đây, hoạt động lễ hội ngày càng diễn ra sôi động trên các vùng, miền của đất nước, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, nhất là ở các lễ hội truyền thống có quy mô lớn. Một số lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số được phục dựng, góp phần làm cho lễ hội phong phú, mang đậm dấu dân tộc người và vùng miền.
Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các lễ hội tôn giáo theo đúng quy định của Nhà nước. Giao lưu, hợp tác quốc tế trong lễ hội có xu hướng mở rộng.
Các hoạt động tâm linh, ngoại cảm, tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân được cũng được tôn trọng. Số người đi lễ ở các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo gia tăng, trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần, góp phần giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho nhân dân. Người dân đã tự tin, khách quan, khoa học hơn trong tiếp nhận và đánh giá các hiện tượng đặc biệt của con người.
Kết luận Hội nghị, ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định việc cưới, việc tang và lễ hội là vấn đề nhạy cảm liên quan đến phong tục, tập quán, thói quen của nhân dân, mặt khác lại chịu tác động của kinh tế thị trường, đòi hỏi phải đấu tranh kiên trì, bền bỉ./.
Quản lý việc cưới, việc tang và lễ hội là vấn đề khó
Báo cáo tại Hội nghị khẳng định, sau một năm thực hiện, thực tế cho thấy việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên phạm vi cả nước đã có sự tiến bộ rõ rệt, trật tự kỷ cương xã hội trong việc cưới, việc tang và lễ hội từng bước được thiết lập, nhận thức về luật pháp và ý thức tôn trọng pháp luật của người dân được nâng lên.
Nhiều địa phương đã lồng ghép nội dung trên vào nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, đưa việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội thành một trong những tiêu chuẩn để xét, công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, trường học có nếp sống văn hoá.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho rằng việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội là một vấn đề khó và là nhiệm vụ của toàn xã hội. Bộ trưởng đề nghị thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Kết luận 51 ở một số tỉnh, thành phố và thực hiện điều tra xã hội học trên diện rộng.
Hạn chế tình trạng thách cưới, xuất hiện các lễ cưới tập thể
Trong lĩnh vực cưới hỏi, nhìn chung các gia đình, địa phương chấp hành nghiêm luật hôn nhân và gia đình, hạn chế tình trạng thách cưới, tảo hôn, đơn giản hoá thủ tục cưới xin, góp phần hạn chế xa hoa, lãng phí.
Một số địa phương xuất hiện mô hình, điển hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới như: Trao giấy đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường; cưới tiết kiệm chỉ làm tiệc ngọt. Mô hình đám cưới tập thể đã xuất hiện rất thành công trong đội ngũ công nhân lao động; tình trạng lợi dụng tổ chức đám cưới để kinh doanh, vụ lợi giảm rõ rệt, loại bỏ hủ tục, nghi thức rườm rà…
Trong đó, lễ cưới tập thể là một nét văn hóa mới mà các tổ chức liên quan đang có mục tiêu nhân rộng. Lễ cưới tập thể sẽ đem đến niềm vui được nhân lên như một ngày hội của nhiều gia đình một lúc.
Tuy nhiên, những đám cưới tập thể, đám cưới văn minh tiết kiệm vẫn còn ít. Trong khi đó, các hạn chế, bất cập của việc cưới hỏi cần khắc phục vẫn còn khá nhiều. Việc cưới ở đô thị chuyển biến chậm hơn ở nông thôn, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa gương mẫu, vì vậy kết quả thu được chưa thật vững chắc và đồng đều ở các khu vực trong cả nước.
Thực tế cho thấy chuyện “du nhập” thêm lễ đính hôn, thêm “công đoạn" ảnh cưới nghệ thuật trước lễ cưới ở nhiều trường hợp cũng gây phí tổn quá mức. Năm 2010 này, giữa lòng Hà Nội cũng vẫn còn có đám cưới cô dâu 16 tuổi mà chính quyền phường “bó tay”. Đại diện Hội phụ nữ vào vận động, gia đình nói cô dâu đã mang bầu to quá, phá thì nguy hiểm để thì con phải có bố…cho dù bố mẹ còn đang tuổi cắp sách đến trường.
Sau một đám tang là vàng mã tung bay đầy đường
Tại Hội nghị, có tham luận cho biết các nghi lễ, tang phục, ăn uống trong việc tang được giảm tiện, tiết kiệm…đã có không ít gia đình giảm bớt những nghi thức rườm rà trong đám tang như miễn vòng hoa và để dành toàn bộ tiền phúng điếu ủng hộ xây trường học, làm đường sá, đưa vào các quỹ từ thiện.
Tuy nhiên vẫn còn có những vấn đề rất cần chấn chỉnh kịp thời. Cụ thể như trên các trục đường ra các nghĩa trang, người đi đường dễ nhận thấy cứ sau một đám tang là vàng mã tung bay đầy đường. Đây là tục rải vàng mã có từ xưa.
Rải tiền vàng mã ra đường, thả tiền lẻ xuống ao hồ kênh rạch đã thành tục lệ, nhưng nay việc này không còn phù hợp với nếp sống văn minh đô thị. Thực tế đó là ngang nhiên xả rác ra đường, mất mỹ quan đô thị. Không ít gia đình ở thành phố còn đáng phê phán hơn khi rải cả tiền lẻ mệnh giá khoảng 200-500-1000 đồng.
Bên cạnh đó, một số nơi vẫn còn nơi lỏng quản lý để vấn đề xây dựng mộ phần diễn ra tùy tiện, xuất hiện hiện tượng chiếm đất cho cả gia đình, dòng họ làm mộ giả.
Người dân khách quan, khoa học hơn trước các hiện tượng đặc biệt của con người…
Thời gian gần đây, hoạt động lễ hội ngày càng diễn ra sôi động trên các vùng, miền của đất nước, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, nhất là ở các lễ hội truyền thống có quy mô lớn. Một số lễ hội của đồng bào dân tộc thiểu số được phục dựng, góp phần làm cho lễ hội phong phú, mang đậm dấu dân tộc người và vùng miền.
Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể đã quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các lễ hội tôn giáo theo đúng quy định của Nhà nước. Giao lưu, hợp tác quốc tế trong lễ hội có xu hướng mở rộng.
Các hoạt động tâm linh, ngoại cảm, tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân được cũng được tôn trọng. Số người đi lễ ở các thiết chế tín ngưỡng, tôn giáo gia tăng, trở thành nhu cầu sinh hoạt văn hóa, làm phong phú đời sống tinh thần, góp phần giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho nhân dân. Người dân đã tự tin, khách quan, khoa học hơn trong tiếp nhận và đánh giá các hiện tượng đặc biệt của con người.
Kết luận Hội nghị, ông Phùng Hữu Phú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương khẳng định việc cưới, việc tang và lễ hội là vấn đề nhạy cảm liên quan đến phong tục, tập quán, thói quen của nhân dân, mặt khác lại chịu tác động của kinh tế thị trường, đòi hỏi phải đấu tranh kiên trì, bền bỉ./.
Nguyễn Anh (Vietnam+)