Ngày 30/8, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã kêu gọi thế giới thúc đẩy một đường lối thống nhất và toàn diện hơn để kiểm soát và chống bệnh ung thư.
Chương trình hành động của IAEA về liệu pháp ung thư (PACT) sẽ giúp nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực cho cuộc chiến này.
Tại Hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình chống ung thư của PACT tại thực địa (PMDS) hiện đang triển khai ở tám nước, gồm Albania, Ghana, Mông Cổ, Nicaragua, Sri Lanka, Tanzania, Yemen và Việt Nam, các nhà khoa học Mỹ và Australia nhấn mạnh đường lối PMDS có thể hòa nhập nhiều nguồn tri thức đa ngành trong nỗ lực phối hợp và hợp tác để ngăn chặn và kiểm soát bệnh ung thư ở mọi nước có cam kết chống ung thư.
Đường lối trên mở ra các cơ hội lớn để các nước phát huy cao nhất hiệu quả và sự bền vững của ứng dụng hạt nhân trong y tế hiện hành, đặc biệt trước nguy cơ ung thư có thể trở thành gánh nặng ngày càng lớn cho mọi nước trên thế giới. Các nước cần thực hiện chương trình hợp tác kỹ thuật chống ung thư với IAEA và phối hợp tích cực với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) duy trì ưu tiên cao cho việc kiểm soát ung thư.
IAEA và WHO cần xây dựng các chỉ số từ ngắn đến trung hạn để xác định hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của PACT liên quan đến PMDS.
Giáo sư Robert Burton, chuyên gia Australia về kiểm soát ung thư, lưu ý rằng để liệu pháp xạ trị và vai trò của IAEA hiệu quả hơn trong kiểm soát ung thư, các nước cần có chương trình toàn diện chống ung thư bao gồm ngăn chặn, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị.
PACT đóng vai trò quan trọng giúp các nước huy động nguồn lực và phát huy tiềm năng để thực hiện chương trình toàn diện và thống nhất chống ung thư. Tiến triển trong thực hiện các chương trình này đã rõ ràng và chứng tỏ khả thi trong tất cả các hoạt động PMDS ở những nước được IAEA triển khai các dự án này./.
Chương trình hành động của IAEA về liệu pháp ung thư (PACT) sẽ giúp nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực cho cuộc chiến này.
Tại Hội nghị đánh giá hiệu quả mô hình chống ung thư của PACT tại thực địa (PMDS) hiện đang triển khai ở tám nước, gồm Albania, Ghana, Mông Cổ, Nicaragua, Sri Lanka, Tanzania, Yemen và Việt Nam, các nhà khoa học Mỹ và Australia nhấn mạnh đường lối PMDS có thể hòa nhập nhiều nguồn tri thức đa ngành trong nỗ lực phối hợp và hợp tác để ngăn chặn và kiểm soát bệnh ung thư ở mọi nước có cam kết chống ung thư.
Đường lối trên mở ra các cơ hội lớn để các nước phát huy cao nhất hiệu quả và sự bền vững của ứng dụng hạt nhân trong y tế hiện hành, đặc biệt trước nguy cơ ung thư có thể trở thành gánh nặng ngày càng lớn cho mọi nước trên thế giới. Các nước cần thực hiện chương trình hợp tác kỹ thuật chống ung thư với IAEA và phối hợp tích cực với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) duy trì ưu tiên cao cho việc kiểm soát ung thư.
IAEA và WHO cần xây dựng các chỉ số từ ngắn đến trung hạn để xác định hiệu lực và hiệu quả các hoạt động của PACT liên quan đến PMDS.
Giáo sư Robert Burton, chuyên gia Australia về kiểm soát ung thư, lưu ý rằng để liệu pháp xạ trị và vai trò của IAEA hiệu quả hơn trong kiểm soát ung thư, các nước cần có chương trình toàn diện chống ung thư bao gồm ngăn chặn, phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị.
PACT đóng vai trò quan trọng giúp các nước huy động nguồn lực và phát huy tiềm năng để thực hiện chương trình toàn diện và thống nhất chống ung thư. Tiến triển trong thực hiện các chương trình này đã rõ ràng và chứng tỏ khả thi trong tất cả các hoạt động PMDS ở những nước được IAEA triển khai các dự án này./.
(TTXVN/Vietnam+)