Sáng 14/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2012 của Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản với sự tham gia của các thành viên thuộc nhiều bộ, ngành.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết quả đã đạt được thông qua 5 chương trình phát triển nhà ở quốc gia lớn là hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167; chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ; đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên; nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; nhà ở cho người thu nhập thấp đô thị.
Để đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược Nhà ở Quốc gia vừa được Chính phủ phê duyệt, năm 2012, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Chiến lược Nhà ở Quốc gia; tập trung nghiên cứu phát triển loại hình nhà cho thuê bởi đây sẽ là mô hình phổ biến trong tương lai.
Ngoài việc chọn lọc chủ đầu tư, Bộ Xây dựng còn phải tìm các đơn vị, mô hình quản lý phù hợp để phát triển phân khúc nhà cho thuê, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.
Cùng với đó, mô hình Quỹ tiết kiệm nhà ở cũng cần được xây dựng, hoàn thiện sớm để bổ sung thêm một kênh dẫn vốn hiệu quả cho thị trường bất động sản.
Theo kế hoạch đặt ra, mỗi năm Việt Nam sẽ phát triển mới thêm 100 triệu m2 nhà ở. Tuy nhiên trong các năm 2010 và 2011 mới chỉ đạt 80-90 triệu m2 nhà ở/năm.
Phó Thủ tướng nhận định hiện các kênh huy động vốn dài hạn chưa có mà hệ thống ngân hàng đang phải gánh toàn bộ trọng trách này. Vì vậy, thị trường bất động sản cần sớm tìm thêm kênh huy động vốn mới, tránh đặt gánh nặng quá lớn lên hệ thống ngân hàng bởi nếu chịu sức ép quá tải thì guồng máy này sẽ phải dừng. Trong khi tỷ lệ tín dụng bất động sản vẫn tiếp tục phải khống chế để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát thì cơ cấu cho vay cần phải phân định hợp lý, tránh dồn vốn vào phân khúc sản phẩm có tính thanh khoản kém.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường bất động sản để ban hành kịp thời các văn bản pháp lý liên quan cho phù hợp; cải cách thủ tục hành chính để loại bỏ tình trạng “3 năm-1 dự án” hoặc “nhiều cửa-nhiều dấu”; các chương trình phát triển nhà ở cần được lồng ghép cụ thể để tránh chồng chéo, đạt hiệu quả cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, một trong những nhiệm vụ quan trọng năm 2012 là khơi thông nguồn vốn để doanh nghiệp bất động sản tiếp tục hoàn thiện các dự án đang dở dang, khôi phục thị trường và quan trọng nhất là lấy lại lòng tin của khách hàng.
Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu bởi giai đoạn này đặc biệt cần định hướng tài chính về nhà ở. Các giải pháp đề xuất cơ quan cho vay tái thế chấp, thậm chí có thể thành lập ngân hàng chuyên ngành về xây dựng bất động sản phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác... cũng được tính đến.
Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến nhận xét nếu so với mặt bằng giá hiện nay và sự sôi động của thị trường bất động sản từ đầu năm 2011 trở về trước thì những phản ánh của doanh nghiệp bất động sản về tình trạng thua lỗ là thiếu cơ sở; cần rà soát, đánh giá lại. Hiện mặt bằng giá bất động sản quá cao so với khả năng chi trả của người dân và giá trị thực của hàng hóa nên việc tiếp thêm nguồn vốn cho thị trường này cũng phải rất thận trọng.
Ngày 13/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị yêu cầu kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%. Đặc biệt, cho vay bất động sản cũng bị xếp vào nhóm này, tuy nhiên vẫn loại trừ một số phân khúc nhất định./.
Phó Thủ tướng đánh giá cao những kết quả đã đạt được thông qua 5 chương trình phát triển nhà ở quốc gia lớn là hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167; chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ; đầu tư xây dựng nhà ở cho sinh viên; nhà ở cho công nhân khu công nghiệp; nhà ở cho người thu nhập thấp đô thị.
Để đảm bảo thực hiện thành công Chiến lược Nhà ở Quốc gia vừa được Chính phủ phê duyệt, năm 2012, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Chiến lược Nhà ở Quốc gia; tập trung nghiên cứu phát triển loại hình nhà cho thuê bởi đây sẽ là mô hình phổ biến trong tương lai.
Ngoài việc chọn lọc chủ đầu tư, Bộ Xây dựng còn phải tìm các đơn vị, mô hình quản lý phù hợp để phát triển phân khúc nhà cho thuê, đáp ứng nhu cầu cao của xã hội.
Cùng với đó, mô hình Quỹ tiết kiệm nhà ở cũng cần được xây dựng, hoàn thiện sớm để bổ sung thêm một kênh dẫn vốn hiệu quả cho thị trường bất động sản.
Theo kế hoạch đặt ra, mỗi năm Việt Nam sẽ phát triển mới thêm 100 triệu m2 nhà ở. Tuy nhiên trong các năm 2010 và 2011 mới chỉ đạt 80-90 triệu m2 nhà ở/năm.
Phó Thủ tướng nhận định hiện các kênh huy động vốn dài hạn chưa có mà hệ thống ngân hàng đang phải gánh toàn bộ trọng trách này. Vì vậy, thị trường bất động sản cần sớm tìm thêm kênh huy động vốn mới, tránh đặt gánh nặng quá lớn lên hệ thống ngân hàng bởi nếu chịu sức ép quá tải thì guồng máy này sẽ phải dừng. Trong khi tỷ lệ tín dụng bất động sản vẫn tiếp tục phải khống chế để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát thì cơ cấu cho vay cần phải phân định hợp lý, tránh dồn vốn vào phân khúc sản phẩm có tính thanh khoản kém.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cần tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường bất động sản để ban hành kịp thời các văn bản pháp lý liên quan cho phù hợp; cải cách thủ tục hành chính để loại bỏ tình trạng “3 năm-1 dự án” hoặc “nhiều cửa-nhiều dấu”; các chương trình phát triển nhà ở cần được lồng ghép cụ thể để tránh chồng chéo, đạt hiệu quả cao.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, một trong những nhiệm vụ quan trọng năm 2012 là khơi thông nguồn vốn để doanh nghiệp bất động sản tiếp tục hoàn thiện các dự án đang dở dang, khôi phục thị trường và quan trọng nhất là lấy lại lòng tin của khách hàng.
Đề án Quỹ tiết kiệm nhà ở đã thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu bởi giai đoạn này đặc biệt cần định hướng tài chính về nhà ở. Các giải pháp đề xuất cơ quan cho vay tái thế chấp, thậm chí có thể thành lập ngân hàng chuyên ngành về xây dựng bất động sản phối hợp với các ngân hàng và tổ chức tài chính khác... cũng được tính đến.
Tại cuộc họp, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến nhận xét nếu so với mặt bằng giá hiện nay và sự sôi động của thị trường bất động sản từ đầu năm 2011 trở về trước thì những phản ánh của doanh nghiệp bất động sản về tình trạng thua lỗ là thiếu cơ sở; cần rà soát, đánh giá lại. Hiện mặt bằng giá bất động sản quá cao so với khả năng chi trả của người dân và giá trị thực của hàng hóa nên việc tiếp thêm nguồn vốn cho thị trường này cũng phải rất thận trọng.
Ngày 13/2, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có chỉ thị yêu cầu kiểm soát tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các lĩnh vực không khuyến khích so với tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng trong suốt cả năm 2012 tối đa là 16%. Đặc biệt, cho vay bất động sản cũng bị xếp vào nhóm này, tuy nhiên vẫn loại trừ một số phân khúc nhất định./.
Thu Hằng (TTXVN/Vietnam+)