Sáng 4/12, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Hội nghị trực tuyến tổng kết, nhân rộng và triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện đã được tổ chức với sự tham gia của 63 tỉnh, thành phố.
Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính
Báo cáo của Bộ Nội vụ cho thấy thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện cơ chế cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công, góp phần từng bước làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và cá nhân, tổ chức theo hướng hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính. Nhiều địa phương đã chủ động triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Trong số 700 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước, hiện đã có 686 đơn vị triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đạt 98%. Những đơn vị hành chính cấp huyện cho đến nay chưa triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đều là các huyện đảo, các huyện mới thành lập.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại đầu tiên được khởi xướng và triển khai vào năm 2006 tại một số huyện, quận của thành phố Hải Phòng. Sau đó, các địa phương khác đã nghiên cứu và triển khai cơ chế này theo cách làm của Hải Phòng.
Tính đến nay đã có 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện, trong đó có 9 tỉnh, thành phố triển khai ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (không tính các huyện đảo của Hải Phòng và Đà Nẵng).
Tính chung cả nước có 203/700 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại.
Tham luận của các địa phương cho thấy cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại là một cơ chế tốt, qua thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính, được người dân, tổ chức đánh giá là một biện pháp cải cách tích cực của chính quyền. Trong khi Trung ương chưa có hướng dẫn chính thức, các địa phương đã chủ động và có nhiều nỗ lực trong thực hiện cơ chế này. Thực tiễn triển khai đã góp phần định hình tương đối rõ mô hình chuẩn của cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có vai trò hết sức quan trọng, góp phần làm cho hoạt động của cơ quan hành chính hiệu quả hơn, tính công khai, minh bạch của hành chính được thể hiện tốt hơn. Trong tổng số 203 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, số bộ phận có giao dịch mỗi năm từ 5.000 trở lên chiếm 62%, từ 10.000 trở lên chiếm 41% và từ 20.000 trở lên chiếm 15%.
Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền của cấp huyện được tập trung hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa phổ biến là các lĩnh vực đất đai, cấp phép đăng ký kinh doanh, chứng thực, hộ tịch, chính sách xã hội, xây dựng, thuế, ngân sách...
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng một số địa phương đã tách một số lĩnh vực công việc, thủ tục hành chính từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện chuyển về các cơ quan, phòng chuyên môn thụ lý xử lý, như lĩnh vực đất đai về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, lĩnh vực đăng ký kinh doanh về Phòng Tài chính-Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế và tại các phòng chuyên môn này cũng thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Như vậy, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện chỉ còn thực hiện giải quyết một số lĩnh vực với số lượng giao dịch không nhiều.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cũng như một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, lĩnh vực phát sinh thủ tục nhiều là đất đai và đăng ký kinh doanh lại tách ra khỏi bộ phận một cửa cấp huyện không hợp lý, cần tập trung vào một đầu mối là bộ phận một cửa. Đồng thời, các đại biểu cũng kiến nghị cần có mô hình chuẩn về cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, có phần mềm điện tử dùng chung để tiết kiệm chi phí và đảm bảo thống nhất.
Nhân rộng triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương một số địa phương thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo Phó Thủ tướng, địa phương nào có môi trường đầu tư tốt tức là thực hiện cơ chế một cửa tốt, có thủ tục hành chính tốt. Quá trình triển khai cơ chế một cửa đã nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp; giảm chi phí, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, chống tham nhũng, minh bạch hóa tốt hơn, tạo niềm tin cho người dân và tạo môi trường thu hút đầu tư tốt hơn.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những bất cập, những điểm yếu trong quá trình thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại và cho rằng mới giải quyết được bước đầu, môi trường đầu tư vẫn chưa thông thoáng, người dân còn kêu ca vì phải đi nhiều “cửa.”
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung, thống nhất hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức thuộc các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, lao động-thương binh-xã hội, công chứng... thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính đối với tổ chức, công dân thông qua việc nhân rộng triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện giai đoạn 2013-2015. Tất cả các tỉnh, thành phố đều phải triển khai chủ trương này.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần tập trung làm rõ nội hàm cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, xác định cụ thể những thủ tục hành chính cần được liên thông; xây dựng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện theo một mô hình chuẩn; xây dựng và áp dụng thống nhất phần mềm điện tử dùng chung tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp huyện; áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực, hướng đến một nền hành chính hiện đại giao dịch trên nền Internet, giảm thời gian đi lại của người dân.
Đến năm 2015 với sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương, sẽ có thêm 400 đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại./.
Nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính
Báo cáo của Bộ Nội vụ cho thấy thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong những năm qua, các địa phương đã tập trung triển khai thực hiện cơ chế cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước để nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công, góp phần từng bước làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và cá nhân, tổ chức theo hướng hành chính phục vụ, tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi đến giao dịch với cơ quan hành chính. Nhiều địa phương đã chủ động triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Trong số 700 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước, hiện đã có 686 đơn vị triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, đạt 98%. Những đơn vị hành chính cấp huyện cho đến nay chưa triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đều là các huyện đảo, các huyện mới thành lập.
Cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại đầu tiên được khởi xướng và triển khai vào năm 2006 tại một số huyện, quận của thành phố Hải Phòng. Sau đó, các địa phương khác đã nghiên cứu và triển khai cơ chế này theo cách làm của Hải Phòng.
Tính đến nay đã có 42/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện, trong đó có 9 tỉnh, thành phố triển khai ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng (không tính các huyện đảo của Hải Phòng và Đà Nẵng).
Tính chung cả nước có 203/700 đơn vị hành chính cấp huyện đang triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại.
Tham luận của các địa phương cho thấy cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại là một cơ chế tốt, qua thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính, được người dân, tổ chức đánh giá là một biện pháp cải cách tích cực của chính quyền. Trong khi Trung ương chưa có hướng dẫn chính thức, các địa phương đã chủ động và có nhiều nỗ lực trong thực hiện cơ chế này. Thực tiễn triển khai đã góp phần định hình tương đối rõ mô hình chuẩn của cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có vai trò hết sức quan trọng, góp phần làm cho hoạt động của cơ quan hành chính hiệu quả hơn, tính công khai, minh bạch của hành chính được thể hiện tốt hơn. Trong tổng số 203 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, số bộ phận có giao dịch mỗi năm từ 5.000 trở lên chiếm 62%, từ 10.000 trở lên chiếm 41% và từ 20.000 trở lên chiếm 15%.
Thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực thuộc thẩm quyền của cấp huyện được tập trung hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa phổ biến là các lĩnh vực đất đai, cấp phép đăng ký kinh doanh, chứng thực, hộ tịch, chính sách xã hội, xây dựng, thuế, ngân sách...
Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng một số địa phương đã tách một số lĩnh vực công việc, thủ tục hành chính từ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện chuyển về các cơ quan, phòng chuyên môn thụ lý xử lý, như lĩnh vực đất đai về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, lĩnh vực đăng ký kinh doanh về Phòng Tài chính-Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế và tại các phòng chuyên môn này cũng thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa. Như vậy, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện chỉ còn thực hiện giải quyết một số lĩnh vực với số lượng giao dịch không nhiều.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh cũng như một số lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, lĩnh vực phát sinh thủ tục nhiều là đất đai và đăng ký kinh doanh lại tách ra khỏi bộ phận một cửa cấp huyện không hợp lý, cần tập trung vào một đầu mối là bộ phận một cửa. Đồng thời, các đại biểu cũng kiến nghị cần có mô hình chuẩn về cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, có phần mềm điện tử dùng chung để tiết kiệm chi phí và đảm bảo thống nhất.
Nhân rộng triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương một số địa phương thực hiện tốt cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo Phó Thủ tướng, địa phương nào có môi trường đầu tư tốt tức là thực hiện cơ chế một cửa tốt, có thủ tục hành chính tốt. Quá trình triển khai cơ chế một cửa đã nâng cao chất lượng phục vụ người dân, phục vụ doanh nghiệp; giảm chi phí, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính, chống tham nhũng, minh bạch hóa tốt hơn, tạo niềm tin cho người dân và tạo môi trường thu hút đầu tư tốt hơn.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những bất cập, những điểm yếu trong quá trình thực hiện mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại và cho rằng mới giải quyết được bước đầu, môi trường đầu tư vẫn chưa thông thoáng, người dân còn kêu ca vì phải đi nhiều “cửa.”
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần thống nhất nhận thức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả là đầu mối tập trung, thống nhất hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức thuộc các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đăng ký kinh doanh, lao động-thương binh-xã hội, công chứng... thuộc thẩm quyền của Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính đối với tổ chức, công dân thông qua việc nhân rộng triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện giai đoạn 2013-2015. Tất cả các tỉnh, thành phố đều phải triển khai chủ trương này.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần tập trung làm rõ nội hàm cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại, xác định cụ thể những thủ tục hành chính cần được liên thông; xây dựng bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại Ủy ban Nhân dân cấp huyện theo một mô hình chuẩn; xây dựng và áp dụng thống nhất phần mềm điện tử dùng chung tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp huyện; áp dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong các lĩnh vực, hướng đến một nền hành chính hiện đại giao dịch trên nền Internet, giảm thời gian đi lại của người dân.
Đến năm 2015 với sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương, sẽ có thêm 400 đơn vị hành chính cấp huyện thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)