Đây là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng tại lễ ký thoả thuận hợp tác giữa Bộ Giao thông vận tải với Viện Khoa học xã hội Việt Nam được tổ chức chiều 14/11 tại Hà Nội.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong thời gian qua hàng loạt các chính sách về lĩnh vực Giao thông Vận tải như: việc thực hiện Nghị định 71; thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm; đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...khi mới ban hành đã gặp phải sự phản ứng tiêu cực của xã hội.
Nhiều chính sách mặc dù là đúng đắn nhưng đã không được người dân hiểu đúng, thậm chí ngay cả một số nhà khoa học cũng đưa ra những đánh giá, bình luận chưa đúng về chính sách được ban hành đã dẫn tới những phản ứng tiêu cực của cộng động xã hội. Điều này cho thấy trước khi ban hành các chính sách mới về lĩnh vực Giao thông Vận tải chưa có được một sự nghiên cứu, đánh giá đầy đủ phản ứng của xã hội.
Do vậy, việc phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải và Viện Khoa học xã hội là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường công tác phối hợp trong việc triển khai các hoạt động Giao thông vận tải và nghiên cứu khoa học xã hội nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển nhanh, bền vững về giao thông vận tải và củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Giao thông vận tải và Viện Khoa học xã hội Việt Nam phục vụ đất nước nói chung và cho ngành Giao thông vận tải nói riêng.
[Sang tên, đổi chủ phương tiện là việc làm cần thiết]
Theo thoả thuận hợp tác, hai ngành sẽ tăng cường hợp tác nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu đầu vào, đánh giá tác động xã hội để phối hợp nâng cao chất lượng, tạo sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội đối với các chương trình, đề án của Bộ Giao thông vận tải.
Những nội dung hợp tác chính bao gồm: Khảo sát, đánh giá tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của các chương trình dự án được thực hiện bởi Bộ Giao thông vận tải; Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc triển khai thực hiện các dự án giao thông vận tải; Khảo sát, đánh giá về dư luận xã hội đối với một số chủ trương, chính sách trong lĩnh vực giao thông vận tải và an toàn giao thông; Đánh giá những tác động và hiệu quả của việc thực hiện các luật về giao thông vận tải (Luật Giao thông đường bộ, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Đường thủy nội địa và Luật Đường sắt); Điều tra, khảo sát về an toàn giao thông, văn hóa và đạo đức xã hội trong lĩnh vực giao thông./.
Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, trong thời gian qua hàng loạt các chính sách về lĩnh vực Giao thông Vận tải như: việc thực hiện Nghị định 71; thực hiện thay đổi giờ học, giờ làm; đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...khi mới ban hành đã gặp phải sự phản ứng tiêu cực của xã hội.
Nhiều chính sách mặc dù là đúng đắn nhưng đã không được người dân hiểu đúng, thậm chí ngay cả một số nhà khoa học cũng đưa ra những đánh giá, bình luận chưa đúng về chính sách được ban hành đã dẫn tới những phản ứng tiêu cực của cộng động xã hội. Điều này cho thấy trước khi ban hành các chính sách mới về lĩnh vực Giao thông Vận tải chưa có được một sự nghiên cứu, đánh giá đầy đủ phản ứng của xã hội.
Do vậy, việc phối hợp giữa Bộ Giao thông Vận tải và Viện Khoa học xã hội là hết sức cần thiết, nhằm tăng cường công tác phối hợp trong việc triển khai các hoạt động Giao thông vận tải và nghiên cứu khoa học xã hội nhằm cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển nhanh, bền vững về giao thông vận tải và củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ Giao thông vận tải và Viện Khoa học xã hội Việt Nam phục vụ đất nước nói chung và cho ngành Giao thông vận tải nói riêng.
[Sang tên, đổi chủ phương tiện là việc làm cần thiết]
Theo thoả thuận hợp tác, hai ngành sẽ tăng cường hợp tác nghiên cứu, cung cấp các dữ liệu đầu vào, đánh giá tác động xã hội để phối hợp nâng cao chất lượng, tạo sự đồng thuận cao trong dư luận xã hội đối với các chương trình, đề án của Bộ Giao thông vận tải.
Những nội dung hợp tác chính bao gồm: Khảo sát, đánh giá tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của các chương trình dự án được thực hiện bởi Bộ Giao thông vận tải; Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc triển khai thực hiện các dự án giao thông vận tải; Khảo sát, đánh giá về dư luận xã hội đối với một số chủ trương, chính sách trong lĩnh vực giao thông vận tải và an toàn giao thông; Đánh giá những tác động và hiệu quả của việc thực hiện các luật về giao thông vận tải (Luật Giao thông đường bộ, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ Luật Hàng hải Việt Nam, Luật Đường thủy nội địa và Luật Đường sắt); Điều tra, khảo sát về an toàn giao thông, văn hóa và đạo đức xã hội trong lĩnh vực giao thông./.
Hồng Ninh (TTXVN)