Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Á-Âu lần thứ 10 (ASEM 10) ở Thái Lan, Thứ trưởng Tài chính Trương Chí Trung cho rằng việc tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư liên khu vực cho tương xứng với tiềm năng của hai khu vực là cần thiết.
Đây là nội dung quan trọng nhất, được rất nhiều nước thành viên quan tâm và nhất trí tại Hội nghị.
Theo Thứ trưởng Trương Chí Trung, quan hệ thương mại giữa hai châu lục chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 15% trong tổng kim ngạch thương mại của châu Á và 27% tổng kim ngạch thương mại châu Âu, là chưa tương xứng với vị trí và quy mô kinh tế của cả hai bên.
Với chủ đề "Tăng cường hợp tác, chia sẻ tăng trưởng năng động," Hội nghị đã tập trung trao đổi và thảo luận về nhu cầu của hai châu lục nhằm đưa ra một cam kết chặt chẽ hơn hướng tới một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và năng động hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
[Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Á-Âu lần 10]
Vấn đề làm thế nào để tăng cường dòng thương mại đầu tư giữa hai châu lục, sự mất cân bằng về kinh tế giữa Đông và Tây khi châu Á có thặng dư tài khoản vãng lai với phương Tây đã được các bên đưa ra thảo luận. Các công ty đa quốc gia châu Âu đã đầu tư vào châu Á lâu nay, trong khi đầu tư của châu Á vào châu Âu vẫn rất hạn chế.
Các bên tái khẳng định cam kết nâng cao thương mại và đầu tư liên khu vực thông qua kinh tế thị trường, các hệ thống thương mại đa phương mở, tự do hoá không phân biệt đối xử và khu vực hóa.
Việc tăng cường quan hệ giữa hai khu vực và quyết định tiếp tục hỗ trợ cho quan hệ liên khu vực thông qua việc cải thiện môi trường tài chính đã được các bên nhất trí.
Các bên cũng đã thảo luận về tình hình kinh tế toàn cầu và tiến trình đối với các giải pháp mà hai bên đã thực hiện cho tới nay.
Tăng trưởng toàn cầu đang suy giảm, với nhiều rủi ro và biến động bất thường. Do vậy, việc các nước thành viên châu Âu triển khai những chương trình củng cố tài khóa, phù hợp với tăng trưởng sẽ mang lại hy vọng giúp kinh tế châu Âu dần hồi phục và thoát khỏi khủng hoảng.
Hội nghị đã hoan nghênh những hành động của các cơ quan quản lý châu Âu nhằm duy trì sự toàn vẹn và ổn định của khu vực, giảm mất cân đối nội bộ và cải thiện các chức năng của thị trường tài chính, gồm cả việc thành lập Cơ chế bình ổn châu Âu thời gian qua.
Hội nghị đã ra tuyên bố chung nhằm khẳng định việc tăng cường hợp tác và chia sẻ tăng trưởng giữa hai khu vực.
Kết quả của Hội nghị sẽ được chuyển lên Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu tại Vientiane vào tháng 11 tới.
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Kittiratt Na-Ranong, người chủ trì Hội nghị này, mối liên hệ qua lại giữa các nền kinh tế ASEM đang thúc giục các nước thành viên xích lại gần nhau hơn nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn như đã từng làm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Ông Kittiratt cho biết Hội nghị này là một cơ hội tốt để thăm dò các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy các mối liên kết kinh tế và văn hóa cũng như tạo ra những cơ hội thương mại và đầu tư
Hy vọng mối quan hệ thương mại giữa hai khu vực sẽ không có sự bảo hộ, đặc biệt là trong thời gian khó khăn hiện nay. Hy vọng dòng vốn đầu tư cả trực tiếp lẫn gián tiếp sẽ chảy tự do trong khu vực Á-Âu.
Năm 2011, gần một nghìn tỷ USD hàng hóa từ châu lục này tới các bến đỗ tại châu Âu. Ngược lại, có hơn 600 tỷ USD hàng hóa châu Âu được chuyển tới các cảng châu Á.
Mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ này đang thôi thúc hai khu vực cần có sự hợp tác hơn như để các dòng tài chính được lưu chuyển thông thoáng và tự do nhằm xây dựng một mối quan hệ năng động, nhờ đó cả hai bên có thể chia sẻ và hưởng lợi từ một thế giới toàn cầu hoá sâu sắc hơn.
Bên lề Hội nghị, đoàn Việt Nam còn có các hoạt động tiếp xúc và trao đổi song phương với một số đối tác quan trọng như trưởng đoàn Bộ Tài chính Australia và trưởng đoàn Bộ Tài chính Hà Lan.
Đoàn Việt Nam và các bên đối tác đã trao đổi về tình hình kinh tế vĩ mô của mỗi nước như các vấn đề hợp tác cùng quan tâm./.
Đây là nội dung quan trọng nhất, được rất nhiều nước thành viên quan tâm và nhất trí tại Hội nghị.
Theo Thứ trưởng Trương Chí Trung, quan hệ thương mại giữa hai châu lục chỉ chiếm một phần nhỏ, khoảng 15% trong tổng kim ngạch thương mại của châu Á và 27% tổng kim ngạch thương mại châu Âu, là chưa tương xứng với vị trí và quy mô kinh tế của cả hai bên.
Với chủ đề "Tăng cường hợp tác, chia sẻ tăng trưởng năng động," Hội nghị đã tập trung trao đổi và thảo luận về nhu cầu của hai châu lục nhằm đưa ra một cam kết chặt chẽ hơn hướng tới một mối quan hệ đối tác mạnh mẽ và năng động hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
[Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Á-Âu lần 10]
Vấn đề làm thế nào để tăng cường dòng thương mại đầu tư giữa hai châu lục, sự mất cân bằng về kinh tế giữa Đông và Tây khi châu Á có thặng dư tài khoản vãng lai với phương Tây đã được các bên đưa ra thảo luận. Các công ty đa quốc gia châu Âu đã đầu tư vào châu Á lâu nay, trong khi đầu tư của châu Á vào châu Âu vẫn rất hạn chế.
Các bên tái khẳng định cam kết nâng cao thương mại và đầu tư liên khu vực thông qua kinh tế thị trường, các hệ thống thương mại đa phương mở, tự do hoá không phân biệt đối xử và khu vực hóa.
Việc tăng cường quan hệ giữa hai khu vực và quyết định tiếp tục hỗ trợ cho quan hệ liên khu vực thông qua việc cải thiện môi trường tài chính đã được các bên nhất trí.
Các bên cũng đã thảo luận về tình hình kinh tế toàn cầu và tiến trình đối với các giải pháp mà hai bên đã thực hiện cho tới nay.
Tăng trưởng toàn cầu đang suy giảm, với nhiều rủi ro và biến động bất thường. Do vậy, việc các nước thành viên châu Âu triển khai những chương trình củng cố tài khóa, phù hợp với tăng trưởng sẽ mang lại hy vọng giúp kinh tế châu Âu dần hồi phục và thoát khỏi khủng hoảng.
Hội nghị đã hoan nghênh những hành động của các cơ quan quản lý châu Âu nhằm duy trì sự toàn vẹn và ổn định của khu vực, giảm mất cân đối nội bộ và cải thiện các chức năng của thị trường tài chính, gồm cả việc thành lập Cơ chế bình ổn châu Âu thời gian qua.
Hội nghị đã ra tuyên bố chung nhằm khẳng định việc tăng cường hợp tác và chia sẻ tăng trưởng giữa hai khu vực.
Kết quả của Hội nghị sẽ được chuyển lên Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu tại Vientiane vào tháng 11 tới.
Theo Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Kittiratt Na-Ranong, người chủ trì Hội nghị này, mối liên hệ qua lại giữa các nền kinh tế ASEM đang thúc giục các nước thành viên xích lại gần nhau hơn nhằm vượt qua giai đoạn khó khăn như đã từng làm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Ông Kittiratt cho biết Hội nghị này là một cơ hội tốt để thăm dò các lĩnh vực hợp tác nhằm thúc đẩy các mối liên kết kinh tế và văn hóa cũng như tạo ra những cơ hội thương mại và đầu tư
Hy vọng mối quan hệ thương mại giữa hai khu vực sẽ không có sự bảo hộ, đặc biệt là trong thời gian khó khăn hiện nay. Hy vọng dòng vốn đầu tư cả trực tiếp lẫn gián tiếp sẽ chảy tự do trong khu vực Á-Âu.
Năm 2011, gần một nghìn tỷ USD hàng hóa từ châu lục này tới các bến đỗ tại châu Âu. Ngược lại, có hơn 600 tỷ USD hàng hóa châu Âu được chuyển tới các cảng châu Á.
Mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ này đang thôi thúc hai khu vực cần có sự hợp tác hơn như để các dòng tài chính được lưu chuyển thông thoáng và tự do nhằm xây dựng một mối quan hệ năng động, nhờ đó cả hai bên có thể chia sẻ và hưởng lợi từ một thế giới toàn cầu hoá sâu sắc hơn.
Bên lề Hội nghị, đoàn Việt Nam còn có các hoạt động tiếp xúc và trao đổi song phương với một số đối tác quan trọng như trưởng đoàn Bộ Tài chính Australia và trưởng đoàn Bộ Tài chính Hà Lan.
Đoàn Việt Nam và các bên đối tác đã trao đổi về tình hình kinh tế vĩ mô của mỗi nước như các vấn đề hợp tác cùng quan tâm./.
Hà Linh/Bangkok (Vietnam+)