Mấy năm gần đây, vào dịp giáp Tết Nguyên đán hay chuyển mùa, các cửa hàng kinh thời trang tại Hà Nội lại tung ra chiêu "giảm giá cực sốc" để lôi kéo người mua sắm. Đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bảng quảng cáo "sale off" với nhiều mức giảm giá hấp dẫn.
Trên nhiều tuyến phố như Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Lĩnh Nam, Bạch Mai… có khá nhiều cửa hàng quần áo, giày dép đại hạ giá với những dòng chữ quảng cáo như: "Giảm giá từ 30 - 50%", "mua trọn bộ công sở chỉ với giá 359.000 đồng", "hàng hiệu giá cực sốc" hay "xả hàng xuất khẩu giá rẻ"... Đa phần hàng được để lẫn lộn, xếp chồng đống với nhau trong những chiếc thùng bìa hoặc trải trên tấm bạt, chỉ một số ít nơi là có giá treo.
Các mặt hàng đưa ra bán sale off rất đa dạng, gồm đủ mặt hàng từ các hãng sản xuất trong nước đến các nhãn hiệu được gắn mác của các thời trang nổi tiếng của thế giới. Một số cửa hàng hàng hiệu, quần áo mới cách đây vài tuần được bán với giá từ trên cả triệu đồng, nay giảm giá chỉ còn khoảng một nửa nên rất đông người mua.
Theo chủ cửa hàng Shopmen ở phố Chùa Bộc, khách đến cửa hàng phần lớn là sinh viên. Thường vào dịp này chuẩn bị đến Tết, nhiều sinh viên đã "lùng" đến các cửa hàng giảm giá với hy vọng sắm được một bộ cánh diện Tết với mức giá rẻ mà trong năm khó có thể mua được.
Phương Linh, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết: thấy cửa hàng trưng bảng bán hàng giảm giá tới 50%, kèm theo những bộ quần áo giá rẻ rất hấp dẫn nên em cùng với đám bạn đến xem và đã chọn chọn được một số bộ đồ ưng ý. Áo sơ mi, chân váy giá trước đây hơn 500.000 đồng/sản phẩm, nay giá hạ chỉ còn gần 150.000 đồng. Còn Hiền Hằng, bạn của Phương Linh cũng mua được một chiếc áo khoác lông vũ với giá hơn hơn 500.000 đồng, giảm 60% so với 2 tuần trước. Hiền Hằng cho biết, sinh viên kinh tế còn "hẻo" nên chỉ có những dịp bán hàng giảm giá để có cơ hội mua sắm thêm ít đồ cá nhân.
Còn bạn Bích Ngọc, sinh viên trường Đại học Văn hoá chia sẻ: đối với sinh viên, quỹ dành cho mua sắm rất ít nên thường chọn lúc các cửa hàng thanh lý để mua hàng trái mùa. Dù chưa dùng được ngay nhưng thời điểm này giá rất rẻ, có chiếc quần bò "ngố" giá trong mùa những 350.000 đồng, nhưng mua được thanh lý chỉ 70.000 đồng. "Sang mùa xuân, bọn em lại đi tìm hàng đông thanh lý để dùng cho mùa sau." - Bích Ngọc cho biết.
Nắm bắt được tâm lý này nên cùng với việc thanh lý hàng “hiệu”, nhiều cửa hàng trà trộn cả những hàng lỗi mốt, kém chất lượng hoặc bị lỗi với lời quảng cáo “bán rẻ để thu vốn về chuẩn bị Tết”. Thậm chí, sản phẩm thu đông mới nhập về như áo len, áo nỉ, váy dạ... cũng được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn cách trưng bày ở vỉa hè chỉ với 100.000 đồng/chiếc. Chị Thu Phương, chủ shop thời trang trên phố Phạm Ngọc Thạch cho biết: hàng lấy về được chia thành hai loại: dòng chất lượng cao, giá đắt thì bày trong cửa hiệu và sẽ không hạ giá, còn hàng bán bên ngoài chất lượng thấp hơn sẽ bán "thanh lý".
Bạn Trần Quỳnh Trang, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, cho biết vừa mua được một chiếc áo dạ với giá khá rẻ, hơn 200.000 đồng tại phố Chùa Bộc. Chủ cửa hàng cho biết chiếc áo này được nhập khẩu từ Hàn Quốc, nhưng để nhập hàng mới cho đầu năm sau nên cửa hàng bán lỗ để thu tiền về. Tuy nhiên, sau khi mua về bạn mới phát hiện phía bên trong vải lót bị rạn, tuy nhiên khi mang đến đổi thì cửa hàng không đồng ý.
Theo chị Thu Hiền, phố Hồng Mai, cuối năm ngoái được bạn rủ đi mua hàng giảm giá, chị cũng mua một bộ đầm giá hơn 300.000 đồng, nhưng khi về mới phát hiện ra hàng bị lỗi, chất lượng vải kém. "Nhiều người khi đi mua hàng giảm giá cứ tưởng là mình đã mua được món hời, nhưng không ngờ lại mua phải hàng kém chất lượng. Nếu có mua hàng giảm giá thì nên vào những cửa hàng lớn, có uy tín và khi mua phải lựa chọn kỹ, đừng để mua xong rồi sốc" - chị Hiền khuyên./.
Trên nhiều tuyến phố như Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Lĩnh Nam, Bạch Mai… có khá nhiều cửa hàng quần áo, giày dép đại hạ giá với những dòng chữ quảng cáo như: "Giảm giá từ 30 - 50%", "mua trọn bộ công sở chỉ với giá 359.000 đồng", "hàng hiệu giá cực sốc" hay "xả hàng xuất khẩu giá rẻ"... Đa phần hàng được để lẫn lộn, xếp chồng đống với nhau trong những chiếc thùng bìa hoặc trải trên tấm bạt, chỉ một số ít nơi là có giá treo.
Các mặt hàng đưa ra bán sale off rất đa dạng, gồm đủ mặt hàng từ các hãng sản xuất trong nước đến các nhãn hiệu được gắn mác của các thời trang nổi tiếng của thế giới. Một số cửa hàng hàng hiệu, quần áo mới cách đây vài tuần được bán với giá từ trên cả triệu đồng, nay giảm giá chỉ còn khoảng một nửa nên rất đông người mua.
Theo chủ cửa hàng Shopmen ở phố Chùa Bộc, khách đến cửa hàng phần lớn là sinh viên. Thường vào dịp này chuẩn bị đến Tết, nhiều sinh viên đã "lùng" đến các cửa hàng giảm giá với hy vọng sắm được một bộ cánh diện Tết với mức giá rẻ mà trong năm khó có thể mua được.
Phương Linh, sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, cho biết: thấy cửa hàng trưng bảng bán hàng giảm giá tới 50%, kèm theo những bộ quần áo giá rẻ rất hấp dẫn nên em cùng với đám bạn đến xem và đã chọn chọn được một số bộ đồ ưng ý. Áo sơ mi, chân váy giá trước đây hơn 500.000 đồng/sản phẩm, nay giá hạ chỉ còn gần 150.000 đồng. Còn Hiền Hằng, bạn của Phương Linh cũng mua được một chiếc áo khoác lông vũ với giá hơn hơn 500.000 đồng, giảm 60% so với 2 tuần trước. Hiền Hằng cho biết, sinh viên kinh tế còn "hẻo" nên chỉ có những dịp bán hàng giảm giá để có cơ hội mua sắm thêm ít đồ cá nhân.
Còn bạn Bích Ngọc, sinh viên trường Đại học Văn hoá chia sẻ: đối với sinh viên, quỹ dành cho mua sắm rất ít nên thường chọn lúc các cửa hàng thanh lý để mua hàng trái mùa. Dù chưa dùng được ngay nhưng thời điểm này giá rất rẻ, có chiếc quần bò "ngố" giá trong mùa những 350.000 đồng, nhưng mua được thanh lý chỉ 70.000 đồng. "Sang mùa xuân, bọn em lại đi tìm hàng đông thanh lý để dùng cho mùa sau." - Bích Ngọc cho biết.
Nắm bắt được tâm lý này nên cùng với việc thanh lý hàng “hiệu”, nhiều cửa hàng trà trộn cả những hàng lỗi mốt, kém chất lượng hoặc bị lỗi với lời quảng cáo “bán rẻ để thu vốn về chuẩn bị Tết”. Thậm chí, sản phẩm thu đông mới nhập về như áo len, áo nỉ, váy dạ... cũng được nhiều chủ cửa hàng lựa chọn cách trưng bày ở vỉa hè chỉ với 100.000 đồng/chiếc. Chị Thu Phương, chủ shop thời trang trên phố Phạm Ngọc Thạch cho biết: hàng lấy về được chia thành hai loại: dòng chất lượng cao, giá đắt thì bày trong cửa hiệu và sẽ không hạ giá, còn hàng bán bên ngoài chất lượng thấp hơn sẽ bán "thanh lý".
Bạn Trần Quỳnh Trang, sinh viên trường Đại học Y Hà Nội, cho biết vừa mua được một chiếc áo dạ với giá khá rẻ, hơn 200.000 đồng tại phố Chùa Bộc. Chủ cửa hàng cho biết chiếc áo này được nhập khẩu từ Hàn Quốc, nhưng để nhập hàng mới cho đầu năm sau nên cửa hàng bán lỗ để thu tiền về. Tuy nhiên, sau khi mua về bạn mới phát hiện phía bên trong vải lót bị rạn, tuy nhiên khi mang đến đổi thì cửa hàng không đồng ý.
Theo chị Thu Hiền, phố Hồng Mai, cuối năm ngoái được bạn rủ đi mua hàng giảm giá, chị cũng mua một bộ đầm giá hơn 300.000 đồng, nhưng khi về mới phát hiện ra hàng bị lỗi, chất lượng vải kém. "Nhiều người khi đi mua hàng giảm giá cứ tưởng là mình đã mua được món hời, nhưng không ngờ lại mua phải hàng kém chất lượng. Nếu có mua hàng giảm giá thì nên vào những cửa hàng lớn, có uy tín và khi mua phải lựa chọn kỹ, đừng để mua xong rồi sốc" - chị Hiền khuyên./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)