Tiếp tục chương trình phiên họp thứ hai, sáng 27/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến căn bản, bền vững, hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, với việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và xã hội.
Việc ban hành Luật còn góp phần bảo đảm sự công khai, minh bạch của các chính sách, pháp luật. Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.
Dự thảo Luật khẳng định chính sách chung là Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; ưu tiên hỗ trợ việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.
Thẩm tra dự án này, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết ban hành Luật, nhằm mục tiêu xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật của xã hội và cá nhân, từng bước hình thành thói quen tôn trọng pháp luật.
Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban này cho rằng, dự thảo mới tập trung vào các biện pháp một chiều nhằm đưa kiến thức pháp luật tới người dân chứ chưa đưa ra được các chính sách pháp luật để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết pháp luật của người dân và xã hội.
Có ý kiến cho rằng, các quy định của dự thảo về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn chung chung, chưa giải quyết được triệt để các bất cập còn tồn tại hiện nay.
Nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, bên cạnh các quy định nhằm nâng cao kiến thức pháp luật của người dân, cần bổ sung các quy định nhằm xây dựng, hình thành thói quen tôn trọng pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời đặt ra các thiết chế bảo đảm cung cấp văn bản pháp luật, hướng dẫn người dân tiếp cận khi có nhu cầu.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần phải thấy rõ rằng, công tác đưa luật, các văn bản luật vào cuộc sống hiện nay chưa tốt, nên cần thiết phải xây dựng Luật. Mục tiêu đặt ra là làm cho công dân Việt Nam hiểu được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tìm hiểu pháp luật, thực hiện đúng pháp luật.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đánh giá dự thảo Luật chưa nêu bật, làm rõ được vai trò chủ thể, đối tượng áp dụng chính là công dân; chưa nhắc đến trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu pháp luật của công dân.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, bên cạnh tính pháp quy, Luật này còn mang tính giáo dục, tính tư tưởng, tuyên truyền. Bên cạnh đó, cần phân biệt nội dung phổ biến giáo dục pháp luật phổ thông; phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính chất nghề nghiệp...
Nhiều ý kiến khác cũng tập trung vào việc có hay không tách riêng vấn đề phổ biến pháp luật với giáo dục pháp luật.
Đa số các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình, tuy hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật có thể có những đặc thù trong tổ chức thực hiện, nhưng xét về bản chất nội dung thì không thể tách bạch.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai... cho rằng, đây là hai vấn đề đan xen nhau, không thể tách rời và đều hướng tới mục tiêu như nhau, đối tượng như nhau, kéo theo đó là nội dung và hình thức cơ bản cũng giống nhau.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa, phổ biến và giáo dục pháp luật đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và hiểu biết pháp luật của người dân, vấn đề là quy định thế nào để đảm bảo tính khả thi; vừa bảo đảm tuyên truyền vừa kết hợp với kiểm tra, xử lý, có giải pháp để thực hiện một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tuy đây là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có thể tách ra để việc tổ chức thực hiện được rõ ràng, rành mạch và hiệu quả, dễ phân cấp, phân nhiệm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, nếu xét phổ biến, giáo dục với tư cách chức năng thì cần tách ra, nếu hiểu theo nghĩa là hoạt động thì không thể tách bạch.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, hoạt động phổ biến có tính chất cập nhật, nhanh, tức thì; giáo dục mang tính chính thống, kèm theo với việc kiểm tra, sát hạch... do đó cần giải trình rõ thêm để tăng tính thuyết phục.
Đề cập về đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, nhiều ý kiến đồng tình với nhận định của Ủy ban Pháp luật, dự thảo mới chỉ tập trung quy định về việc phổ biến pháp luật đến một số đối tượng đặc thù.
Trong khi đó, mục đích trước hết của phổ biến, giáo dục pháp luật là làm sao cho đại bộ phận người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết pháp luật để thực hiện đúng pháp luật.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng..., để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức pháp luật cho người dân, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải được đặt ra đối với mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, cho đại bộ phận người dân; cần tập trung vào phổ biến, trang bị kiến thức pháp luật phổ thông.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, theo dự thảo, trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chủ yếu thuộc về Nhà nước mà chưa có các biện pháp thúc đẩy xã hội hóa.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là điểm quan trọng nhất, vấn đề cấp bách nhất hiện nay.
Một số ý kiến cũng cho rằng, không nên quy định 8 nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật, mà chỉ nên áp dụng đối với các đối tượng yếu thế, gặp khó khăn trong tiếp cận văn bản pháp luật hoặc đối tượng thực thi pháp luật kém.
Mặt khác, việc xác định nhóm ưu tiên gồm cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, là không hợp lý vì đây là nhóm có trình độ hiểu biết cao, thường xuyên có cơ hội tiếp cận nguồn văn bản pháp luật của nhà nước. Lẽ ra đây phải là nhóm chủ lực, là thành phần nòng cốt trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân là việc làm quan trọng của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, cần xác định việc thực thi pháp luật chưa nghiêm có phải do thiếu luật và nếu luật ra đời, việc này có được cải thiện? Luật cần nhằm vào đối tượng thực thi kém nhất, vậy cán bộ, công chức có phải là nhóm này không?
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, dự thảo Luật phải khuyến khích, thúc đẩy được người dân tìm hiểu pháp luật. Bà đề nghị đưa một số nhóm đối tượng bắt buộc phải học luật: ví dụ nhóm lao động đi nước ngoài; thanh niên trước khi kết hôn...; cân nhắc lại việc ưu tiên theo một số nhóm đối tượng.../.
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, dự án Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo chuyển biến căn bản, bền vững, hiệu quả của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, với việc huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt; xác lập trách nhiệm và cơ chế phối hợp, huy động nguồn lực của các cơ quan, tổ chức và xã hội.
Việc ban hành Luật còn góp phần bảo đảm sự công khai, minh bạch của các chính sách, pháp luật. Thông qua hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật, qua đó nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.
Dự thảo Luật khẳng định chính sách chung là Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; ưu tiên hỗ trợ việc phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn.
Thẩm tra dự án này, Ủy ban Pháp luật tán thành sự cần thiết ban hành Luật, nhằm mục tiêu xây dựng, nâng cao ý thức pháp luật của xã hội và cá nhân, từng bước hình thành thói quen tôn trọng pháp luật.
Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban này cho rằng, dự thảo mới tập trung vào các biện pháp một chiều nhằm đưa kiến thức pháp luật tới người dân chứ chưa đưa ra được các chính sách pháp luật để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết pháp luật của người dân và xã hội.
Có ý kiến cho rằng, các quy định của dự thảo về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn chung chung, chưa giải quyết được triệt để các bất cập còn tồn tại hiện nay.
Nhiều ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình, để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả, bên cạnh các quy định nhằm nâng cao kiến thức pháp luật của người dân, cần bổ sung các quy định nhằm xây dựng, hình thành thói quen tôn trọng pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời đặt ra các thiết chế bảo đảm cung cấp văn bản pháp luật, hướng dẫn người dân tiếp cận khi có nhu cầu.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, cần phải thấy rõ rằng, công tác đưa luật, các văn bản luật vào cuộc sống hiện nay chưa tốt, nên cần thiết phải xây dựng Luật. Mục tiêu đặt ra là làm cho công dân Việt Nam hiểu được quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tìm hiểu pháp luật, thực hiện đúng pháp luật.
Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đánh giá dự thảo Luật chưa nêu bật, làm rõ được vai trò chủ thể, đối tượng áp dụng chính là công dân; chưa nhắc đến trách nhiệm tự học, tự nghiên cứu pháp luật của công dân.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, bên cạnh tính pháp quy, Luật này còn mang tính giáo dục, tính tư tưởng, tuyên truyền. Bên cạnh đó, cần phân biệt nội dung phổ biến giáo dục pháp luật phổ thông; phổ biến, giáo dục pháp luật mang tính chất nghề nghiệp...
Nhiều ý kiến khác cũng tập trung vào việc có hay không tách riêng vấn đề phổ biến pháp luật với giáo dục pháp luật.
Đa số các ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình, tuy hoạt động phổ biến và giáo dục pháp luật có thể có những đặc thù trong tổ chức thực hiện, nhưng xét về bản chất nội dung thì không thể tách bạch.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai... cho rằng, đây là hai vấn đề đan xen nhau, không thể tách rời và đều hướng tới mục tiêu như nhau, đối tượng như nhau, kéo theo đó là nội dung và hình thức cơ bản cũng giống nhau.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa, phổ biến và giáo dục pháp luật đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và hiểu biết pháp luật của người dân, vấn đề là quy định thế nào để đảm bảo tính khả thi; vừa bảo đảm tuyên truyền vừa kết hợp với kiểm tra, xử lý, có giải pháp để thực hiện một cách tốt nhất. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, tuy đây là hai vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng cũng có thể tách ra để việc tổ chức thực hiện được rõ ràng, rành mạch và hiệu quả, dễ phân cấp, phân nhiệm.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, nếu xét phổ biến, giáo dục với tư cách chức năng thì cần tách ra, nếu hiểu theo nghĩa là hoạt động thì không thể tách bạch.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, hoạt động phổ biến có tính chất cập nhật, nhanh, tức thì; giáo dục mang tính chính thống, kèm theo với việc kiểm tra, sát hạch... do đó cần giải trình rõ thêm để tăng tính thuyết phục.
Đề cập về đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, nhiều ý kiến đồng tình với nhận định của Ủy ban Pháp luật, dự thảo mới chỉ tập trung quy định về việc phổ biến pháp luật đến một số đối tượng đặc thù.
Trong khi đó, mục đích trước hết của phổ biến, giáo dục pháp luật là làm sao cho đại bộ phận người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hiểu biết pháp luật để thực hiện đúng pháp luật.
Theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng..., để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kiến thức pháp luật cho người dân, việc phổ biến, giáo dục pháp luật cần phải được đặt ra đối với mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, cho đại bộ phận người dân; cần tập trung vào phổ biến, trang bị kiến thức pháp luật phổ thông.
Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng, theo dự thảo, trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn chủ yếu thuộc về Nhà nước mà chưa có các biện pháp thúc đẩy xã hội hóa.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là điểm quan trọng nhất, vấn đề cấp bách nhất hiện nay.
Một số ý kiến cũng cho rằng, không nên quy định 8 nhóm đối tượng đặc thù được ưu tiên phổ biến, giáo dục pháp luật, mà chỉ nên áp dụng đối với các đối tượng yếu thế, gặp khó khăn trong tiếp cận văn bản pháp luật hoặc đối tượng thực thi pháp luật kém.
Mặt khác, việc xác định nhóm ưu tiên gồm cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân, là không hợp lý vì đây là nhóm có trình độ hiểu biết cao, thường xuyên có cơ hội tiếp cận nguồn văn bản pháp luật của nhà nước. Lẽ ra đây phải là nhóm chủ lực, là thành phần nòng cốt trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân là việc làm quan trọng của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, cần xác định việc thực thi pháp luật chưa nghiêm có phải do thiếu luật và nếu luật ra đời, việc này có được cải thiện? Luật cần nhằm vào đối tượng thực thi kém nhất, vậy cán bộ, công chức có phải là nhóm này không?
Theo Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, dự thảo Luật phải khuyến khích, thúc đẩy được người dân tìm hiểu pháp luật. Bà đề nghị đưa một số nhóm đối tượng bắt buộc phải học luật: ví dụ nhóm lao động đi nước ngoài; thanh niên trước khi kết hôn...; cân nhắc lại việc ưu tiên theo một số nhóm đối tượng.../.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)