Theo báo Bưu điện Tài chính Canada, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho rằng những biện pháp mà Canada đang thực hiện để bảo vệ nền kinh tế trong nước nên trở thành mô hình cho các nước đang tìm cách ổn định các hệ thống tài chính của họ.
Phát biểu tại một sự kiện do Hội đồng quốc tế Canada (CIC) tổ chức tại Toronto tuần trước, bà Lagarde nhấn mạnh rằng Canada đang đi đầu trong việc đưa ra những chính sách nhằm kiềm chế việc tăng nợ công và nợ của hộ gia đình.
Theo bà Lagarde, quyết định của Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty nhằm khuyến khích việc thanh toán thế chấp mới của những người mua nhà là một ví dụ về sự kiềm chế mà các nước khác nên học tập. Bà Lagarde nói: "Tất cả những cải cách mới này bao gồm những công cụ cho đến nay sẽ giúp thế giới định hình hệ thống tài chính tương lai. Chúng ta phải định hình một hệ thống để hệ thống này không bắt thế giới phải trả giá vì hậu quả của nó."
Bài phát biểu của bà Lagarde đã tập trung vào những cải cách tài chính toàn cầu, mặc dù đang đi đúng hướng, nhưng vẫn chưa tạo ra được một hệ thống tài chính an toàn hơn như chúng được thiết kế để tạo ra. Một số hệ thống tài chính trên thế giới vẫn đang gặp khó khăn và những nỗ lực chống lại khủng hoảng đang vô tình cản trở cải cách. Bà Lagarde đã chỉ ra những yêu cầu trong Basel III là một trong những cải cách tài chính có thời gian biểu thực hiện dài ngày, được thực hiện từ năm 2010.
Theo các quy định Basel III được đề xuất, mức vốn của một ngân hàng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Mục đích của quy định này là ấn định một tiêu chuẩn về thước đo chủ chốt sức mạnh của một ngân hàng và khả năng của ngân hàng đó trong việc chịu đựng những suy thoái kinh tế tương lai. Nhưng các nhóm lợi ích đặc quyền đang hành động chống lại cải cách này. Một số ngân hàng cho rằng những quy định mới sẽ là gánh nặng quá lớn, nhưng lại chi hàng trăm triệu USD để vận động xóa bỏ quy định này.
Các ngân hàng Canada đang chủ động củng cố các bảng cân đối kế toán của mình để đáp ứng các yêu cầu của Basel III sớm hơn kế hoạch, và đang được coi là một mô hình cho các ngân hàng quốc tế bởi vì các ngân hàng Canada đã chống chọi suy thoái toàn cầu tốt hơn các ngân hàng khác.
Bà Lagarde nói: "Hầu hết các nước đang cam kết thực hiện một số hoặc tất cả quy định mới, và một số nước đã đi xa hơn nữa với các chính sách quốc gia của họ. Thách thức hiện nay là cách thức để tất cả các nước cùng kết thúc con đường cải cách"./.
Phát biểu tại một sự kiện do Hội đồng quốc tế Canada (CIC) tổ chức tại Toronto tuần trước, bà Lagarde nhấn mạnh rằng Canada đang đi đầu trong việc đưa ra những chính sách nhằm kiềm chế việc tăng nợ công và nợ của hộ gia đình.
Theo bà Lagarde, quyết định của Bộ trưởng Tài chính Canada Jim Flaherty nhằm khuyến khích việc thanh toán thế chấp mới của những người mua nhà là một ví dụ về sự kiềm chế mà các nước khác nên học tập. Bà Lagarde nói: "Tất cả những cải cách mới này bao gồm những công cụ cho đến nay sẽ giúp thế giới định hình hệ thống tài chính tương lai. Chúng ta phải định hình một hệ thống để hệ thống này không bắt thế giới phải trả giá vì hậu quả của nó."
Bài phát biểu của bà Lagarde đã tập trung vào những cải cách tài chính toàn cầu, mặc dù đang đi đúng hướng, nhưng vẫn chưa tạo ra được một hệ thống tài chính an toàn hơn như chúng được thiết kế để tạo ra. Một số hệ thống tài chính trên thế giới vẫn đang gặp khó khăn và những nỗ lực chống lại khủng hoảng đang vô tình cản trở cải cách. Bà Lagarde đã chỉ ra những yêu cầu trong Basel III là một trong những cải cách tài chính có thời gian biểu thực hiện dài ngày, được thực hiện từ năm 2010.
Theo các quy định Basel III được đề xuất, mức vốn của một ngân hàng phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Mục đích của quy định này là ấn định một tiêu chuẩn về thước đo chủ chốt sức mạnh của một ngân hàng và khả năng của ngân hàng đó trong việc chịu đựng những suy thoái kinh tế tương lai. Nhưng các nhóm lợi ích đặc quyền đang hành động chống lại cải cách này. Một số ngân hàng cho rằng những quy định mới sẽ là gánh nặng quá lớn, nhưng lại chi hàng trăm triệu USD để vận động xóa bỏ quy định này.
Các ngân hàng Canada đang chủ động củng cố các bảng cân đối kế toán của mình để đáp ứng các yêu cầu của Basel III sớm hơn kế hoạch, và đang được coi là một mô hình cho các ngân hàng quốc tế bởi vì các ngân hàng Canada đã chống chọi suy thoái toàn cầu tốt hơn các ngân hàng khác.
Bà Lagarde nói: "Hầu hết các nước đang cam kết thực hiện một số hoặc tất cả quy định mới, và một số nước đã đi xa hơn nữa với các chính sách quốc gia của họ. Thách thức hiện nay là cách thức để tất cả các nước cùng kết thúc con đường cải cách"./.
Thanh Hoa (TTXVN)