Các nhà cổ sinh vật học Canada gần đây mới biết rằng, từ hơn một thập kỷ nay họ đã sở hữu một hóa thạch của loài giun vỏ cứng sống cách đây hàng trăm triệu năm.
Những người quản lý tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario chỉ phát hiện được "kho báu" của họ khi một hóa thạch giun tương tự được tìm thấy tại Marocco.
Việc khai quật được hóa thạch giun vỏ cứng thuộc họ Machaeridian tại Canada cũng rất tình cờ.
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, công trình xây dựng tòa nhà trung tâm hối đoái thế giới tại thủ đô Ottawa được tiến hành và một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư đã tìm thấy được hóa thạch giun vỏ cứng cổ trên đống đất đá lớn có từ việc đào móng công trình.
Một năm sau, nhà sưu tập này trao lại hóa thạch giun cho một nhà cổ sinh vật học có uy tín của Canada.
Tuy nhiên, hóa thạch này sau đó không được chú ý đến và đã nằm trong kho của bảo tàng từ hơn 10 năm nay.
Đến khi một hóa thạch khác của giun vỏ cứng được phát hiện ở một vùng hẻo lánh tại Marocco và được công bố thì các nhà khoa học Canada mới thấy được sự liên hệ giữa các hóa thạch giun này.
Loài giun vỏ cứng Machaeridian được cho rằng đã xuất hiện cách đây 480 triệu năm và tuyệt chủng cách đây khoảng 250 triệu năm.
Theo các nhà khoa học, tổ tiên của loài giun vỏ cứng sống dưới đại dương vốn là loài thân mềm, nhưng do bị các loài vật như bạch tuộc và mực săn đuổi nên chúng đã tiến hóa dần thành vỏ cứng để tự vệ.
Hàng triệu năm trước đây, khu vực thủ đô Ottawa của Canada vốn nằm dưới đáy biển nên khả năng giun vỏ cứng xuất hiện tại đây là hoàn toàn tự nhiên./.
Những người quản lý tại Bảo tàng Hoàng gia Ontario chỉ phát hiện được "kho báu" của họ khi một hóa thạch giun tương tự được tìm thấy tại Marocco.
Việc khai quật được hóa thạch giun vỏ cứng thuộc họ Machaeridian tại Canada cũng rất tình cờ.
Từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, công trình xây dựng tòa nhà trung tâm hối đoái thế giới tại thủ đô Ottawa được tiến hành và một nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư đã tìm thấy được hóa thạch giun vỏ cứng cổ trên đống đất đá lớn có từ việc đào móng công trình.
Một năm sau, nhà sưu tập này trao lại hóa thạch giun cho một nhà cổ sinh vật học có uy tín của Canada.
Tuy nhiên, hóa thạch này sau đó không được chú ý đến và đã nằm trong kho của bảo tàng từ hơn 10 năm nay.
Đến khi một hóa thạch khác của giun vỏ cứng được phát hiện ở một vùng hẻo lánh tại Marocco và được công bố thì các nhà khoa học Canada mới thấy được sự liên hệ giữa các hóa thạch giun này.
Loài giun vỏ cứng Machaeridian được cho rằng đã xuất hiện cách đây 480 triệu năm và tuyệt chủng cách đây khoảng 250 triệu năm.
Theo các nhà khoa học, tổ tiên của loài giun vỏ cứng sống dưới đại dương vốn là loài thân mềm, nhưng do bị các loài vật như bạch tuộc và mực săn đuổi nên chúng đã tiến hóa dần thành vỏ cứng để tự vệ.
Hàng triệu năm trước đây, khu vực thủ đô Ottawa của Canada vốn nằm dưới đáy biển nên khả năng giun vỏ cứng xuất hiện tại đây là hoàn toàn tự nhiên./.
(TTXVN/Vietnam+)