Các chuyên gia phân tích Canada nhận xét rằng trong bối cảnh các cuộc đàm phán thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) bị bế tắc và có thể kéo dài vô thời hạn, nước này sẽ buộc phải chuyển hướng, tập trung các nỗ lực để nắm bắt các cơ hội trong các thị trường đầy tiềm năng ở châu Á.
Chuyến đi sắp tới của Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế Canada Ed Fast sẽ mở đầu cho những nỗ lực này.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Quốc tế Canada ngày 7/8 cho biết ông Ed Fast sẽ thực hiện chuyến thăm châu Á bắt đầu từ ngày 21/8 để gặp gỡ những người đồng cấp trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Brunei và tiếp theo sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng của các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ ngày 22 đến 30/8.
Cuộc họp TPP được tổ chức sớm hơn một tháng so với kế hoạch và có những tin đồn rằng vòng tiếp theo sẽ diễn ra tại thành phố Vancouver, Canada. Tin đồn cũng khẳng định rằng các nhà lãnh đạo của nhóm 12 quốc gia thành viên đã cơ bản hoàn tất công việc về mặt kỹ thuật.
Mỹ đã thiết lập một mục tiêu đầy tham vọng để hoàn tất các cuộc đàm phán TPP vào cuối năm nay, với một thông báo rằng một thỏa thuận về nguyên tắc có thể sẽ được công bố trong Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong tháng Mười.
Tuy nhiên, Stuart Trew, chuyên gia phân tích cao cấp thuộc Hội đồng Thương mại Canada, nhận định TPP khó có thể được hoàn tất như mong muốn của Mỹ. Bởi theo chuyên gia này còn ít nhất năm vấn đề lớn chưa được giải quyết, bao gồm cả vấn đề tiếp cận thị trường và xóa bỏ thuế quan.
Nếu thành công, TPP sẽ trở thành thỏa thuận thương mại lớn nhất của Canada kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết từ hai thập niên trước. Tuy nhiên, TPP cũng bao gồm cả các nước mà Canada đã ký kết hiệp định thương mại, đặc biệt là Mỹ và Mexico. Các quan chức cũng hy vọng rằng Ottawa có thể sẽ đạt được một thỏa thuận với EU vào mùa Thu này, sau kỳ nghỉ Hè dài và các vòng đàm phán tiếp theo được khởi động.
Trong nhiều năm qua, Canada đã rất nỗ lực tìm cách mở rộng lĩnh vực xuất khẩu thông qua một loạt các thỏa thuận thương mại mới, đặc biệt là với châu Âu, các nước thành viên TPP, Nhật Bản và Ấn Độ. Những thỏa thuận này đã được xem là một trọng tâm trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Canada. Tuy nhiên, có thể nói trong suốt 20 năm qua, Canada đã không ký được một thỏa thuận quan trọng nào, kể từ sau Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)./.
Chuyến đi sắp tới của Bộ trưởng Bộ Thương mại Quốc tế Canada Ed Fast sẽ mở đầu cho những nỗ lực này.
Tuyên bố của Bộ Thương mại Quốc tế Canada ngày 7/8 cho biết ông Ed Fast sẽ thực hiện chuyến thăm châu Á bắt đầu từ ngày 21/8 để gặp gỡ những người đồng cấp trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Brunei và tiếp theo sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng của các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) từ ngày 22 đến 30/8.
Cuộc họp TPP được tổ chức sớm hơn một tháng so với kế hoạch và có những tin đồn rằng vòng tiếp theo sẽ diễn ra tại thành phố Vancouver, Canada. Tin đồn cũng khẳng định rằng các nhà lãnh đạo của nhóm 12 quốc gia thành viên đã cơ bản hoàn tất công việc về mặt kỹ thuật.
Mỹ đã thiết lập một mục tiêu đầy tham vọng để hoàn tất các cuộc đàm phán TPP vào cuối năm nay, với một thông báo rằng một thỏa thuận về nguyên tắc có thể sẽ được công bố trong Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương trong tháng Mười.
Tuy nhiên, Stuart Trew, chuyên gia phân tích cao cấp thuộc Hội đồng Thương mại Canada, nhận định TPP khó có thể được hoàn tất như mong muốn của Mỹ. Bởi theo chuyên gia này còn ít nhất năm vấn đề lớn chưa được giải quyết, bao gồm cả vấn đề tiếp cận thị trường và xóa bỏ thuế quan.
Nếu thành công, TPP sẽ trở thành thỏa thuận thương mại lớn nhất của Canada kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được ký kết từ hai thập niên trước. Tuy nhiên, TPP cũng bao gồm cả các nước mà Canada đã ký kết hiệp định thương mại, đặc biệt là Mỹ và Mexico. Các quan chức cũng hy vọng rằng Ottawa có thể sẽ đạt được một thỏa thuận với EU vào mùa Thu này, sau kỳ nghỉ Hè dài và các vòng đàm phán tiếp theo được khởi động.
Trong nhiều năm qua, Canada đã rất nỗ lực tìm cách mở rộng lĩnh vực xuất khẩu thông qua một loạt các thỏa thuận thương mại mới, đặc biệt là với châu Âu, các nước thành viên TPP, Nhật Bản và Ấn Độ. Những thỏa thuận này đã được xem là một trọng tâm trong chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai của Canada. Tuy nhiên, có thể nói trong suốt 20 năm qua, Canada đã không ký được một thỏa thuận quan trọng nào, kể từ sau Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)./.
Thanh Hải (TTXVN)