Cơ chế đặc thù tập trung vào ưu đãi về hạ tầng kết nối giao thông, logistics, kho bãi; hỗ trợ thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư; ưu đãi thu hút doanh nghiệp phụ trợ logistics.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cảng xanh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, chuyển đổi xanh đòi hỏi chi phí rất lớn, trong đó để chuyển đổi xanh hoàn toàn, chi phí cho điện pin rất lớn.
Việc thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu năm 2004 phải bảo đảm hài hòa và thống nhất với quy định của các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên.
Đến năm 2030, hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.249 đến 1.494 triệu tấn (trong đó hàng container từ 46,3 đến 54,3 triệu TEU, chưa bao gồm hàng trung chuyển quốc tế).
Nhiều doanh nghiệp bức xúc trước tình trạng các hãng tàu nước ngoài tự ý thu và tăng các loại phí và phụ phí khác nhau đối với hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam.
So với Quyết định năm 2022 của Bộ Giao thông Vận tải, Danh mục Bến cảng biển Việt Nam mới công bố được bổ sung 14 cảng dầu khí ngoài khơi thuộc cảng biển Việt Nam.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã phê duyệt Kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch Tổng thể Phát triển Hệ thống Cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà lưu ý Phú Yên là tỉnh đi sau trong việc đầu tư xây dựng cảng biển, vì vậy cần chọn lựa những công nghệ mới nhất, an toàn nhất đối với môi trường.
Năm 2022, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam tăng 4% so với năm 2021, mức tăng trưởng thấp nhất so với vài năm trở lại đây mặc dù Việt Nam đã bước sang tình hình mới sau dịch.
Theo đề xuất của UBND tỉnh Nam Định, bến cảng chuyên dùng Xuân Thiện đáp ứng lượng hàng thông qua từ 42,6 đến 48,1 triệu tấn với kết cấu cầu cảng thiết kế cho tàu trọng tải đến 300.000 DWT.
Theo danh mục mới được công bố, trong 34 cảng biển Việt Nam có 2 cảng biển loại đặc biệt, 11 cảng biển loại 1, 7 cảng biển loại 2 và 14 cảng biển loại 3.
Các bến cảng mới được bổ sung gồm bến cảng Nosco thuộc cảng biển Quảng Ninh; bến cảng tổng hợp Long Sơn thuộc cảng biển Nghi Sơn; bến cảng Xăng dầu Hải Hà-Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị)...
Trong tháng 3, lượng hàng hóa qua cảng biển ước đạt hơn 67,3 triệu tấn, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2021; hàng container ước đạt hơn 2,3 triệu TEUs tăng 6%.
Khối lượng hàng hóa qua cảng biển Việt Nam trong tháng đầu năm chưa ghi nhận sự tăng trưởng mạnh là do hoạt động giao thương kinh tế còn chịu ảnh hưởng kéo dài của dịch COVID-19.
Tháng 10/2020, cảng Cái Mép-Thị Vải đã đón tàu có trọng tải trên 214.000 tấn, trở thành cảng đầu tiên của Việt Nam và là cảng thứ 19 của thế giới đón được tàu mẹ siêu lớn.
11 tháng qua, hàng xuất khẩu đạt gần 168 triệu tấn, tăng 4%; hàng nội địa đạt 278 triệu tấn, tăng 6%; riêng hàng container đạt sản lượng thông qua hơn 22 triệu TEU, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, 10 tháng qua, số lượt tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài thông qua cảng biển Việt Nam đạt hơn 59.100 lượt, tăng tới 30% so với cùng kỳ năm 2020.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trái ngược với mức tăng của khối tàu biển, số lượt phương tiện thủy nội địa thông qua cảng biển Việt Nam trong 10 tháng vừa qua lại ghi nhận sự sụt giảm nhẹ.