Bắc Kinh ngày 22/9 đã bác bỏ việc sớm nối lại đối thoại cấp cao với Tokyo để làm dịu căng thẳng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố chắc chắn quan hệ song phương trong tương lai sẽ bị phương hại cho đến khi phía Nhật Bản phóng thích thuyền trưởng tàu đánh cá một cách vô điều kiện.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku bày tỏ hy vọng đối thoại cấp cao Nhật-Trung sớm được nối lại, ám chỉ mong muốn thực hiện cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan với người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị của Liên hiệp quốc tại New York (Mỹ).
Trước đó, bà Khương Du nói rằng sẽ không có cuộc gặp giữa hai Thủ tướng Trung Quốc và Nhật Bản do tình hình "không thích hợp để tiến hành cuộc gặp này".
Phát biểu tại New York, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 21/9 đã đích thân yêu cầu Tokyo phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc đang bị Nhật Bản giam giữ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với chuỗi đảo tranh chấp giữa hai nước.
Hiệp hội các tỉnh trưởng của Nhật Bản vừa quyết định hoãn cuộc giao lưu với các đồng nghiệp của Trung Quốc. Theo hiệp hội này, ban đầu, họ dự định tổ chức diễn đàn giao lưu giữa các địa phương Nhật-Trung lần thứ 8 vào ngày 28/10 ở thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, hôm 20/9, phía Trung Quốc đã đề nghị tạm hoãn làm thủ tục mời các quan chức Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, phái đoàn Ủy ban Du lịch quốc gia Trung Quốc tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại tỉnh Nara (Nhật Bản) đã không tham dự lễ chiêu đãi của Bộ trưởng Lãnh thổ, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Sumio Mabuchi dành cho các đoàn đại biểu. Về phần mình, Bộ trưởng Mabưchi cũng từ chối hội đàm với trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lên tiếng kêu gọi Chính phủ hai nước phản ứng một cách bình tĩnh để vụ việc này, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới hai nền kinh tế.
Chủ tịch Công ty Điện lực Alps Masataka Kataoka cho rằng nếu Trung Quốc "cấm cửa" các doanh nghiệp Nhật Bản hoặc áp đặt các quy định khắc nghiệt hơn đối với họ, sẽ không chỉ ảnh hưởng tới Nhật Bản mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình việc làm và sản xuất ở Trung Quốc./.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố chắc chắn quan hệ song phương trong tương lai sẽ bị phương hại cho đến khi phía Nhật Bản phóng thích thuyền trưởng tàu đánh cá một cách vô điều kiện.
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshito Sengoku bày tỏ hy vọng đối thoại cấp cao Nhật-Trung sớm được nối lại, ám chỉ mong muốn thực hiện cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan với người đồng cấp Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Hội nghị của Liên hiệp quốc tại New York (Mỹ).
Trước đó, bà Khương Du nói rằng sẽ không có cuộc gặp giữa hai Thủ tướng Trung Quốc và Nhật Bản do tình hình "không thích hợp để tiến hành cuộc gặp này".
Phát biểu tại New York, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo ngày 21/9 đã đích thân yêu cầu Tokyo phóng thích ngay lập tức và vô điều kiện thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc đang bị Nhật Bản giam giữ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara đã bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền đối với chuỗi đảo tranh chấp giữa hai nước.
Hiệp hội các tỉnh trưởng của Nhật Bản vừa quyết định hoãn cuộc giao lưu với các đồng nghiệp của Trung Quốc. Theo hiệp hội này, ban đầu, họ dự định tổ chức diễn đàn giao lưu giữa các địa phương Nhật-Trung lần thứ 8 vào ngày 28/10 ở thủ đô Tokyo. Tuy nhiên, hôm 20/9, phía Trung Quốc đã đề nghị tạm hoãn làm thủ tục mời các quan chức Trung Quốc.
Trong một diễn biến khác, phái đoàn Ủy ban Du lịch quốc gia Trung Quốc tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại tỉnh Nara (Nhật Bản) đã không tham dự lễ chiêu đãi của Bộ trưởng Lãnh thổ, Giao thông và Du lịch Nhật Bản Sumio Mabuchi dành cho các đoàn đại biểu. Về phần mình, Bộ trưởng Mabưchi cũng từ chối hội đàm với trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản lên tiếng kêu gọi Chính phủ hai nước phản ứng một cách bình tĩnh để vụ việc này, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới hai nền kinh tế.
Chủ tịch Công ty Điện lực Alps Masataka Kataoka cho rằng nếu Trung Quốc "cấm cửa" các doanh nghiệp Nhật Bản hoặc áp đặt các quy định khắc nghiệt hơn đối với họ, sẽ không chỉ ảnh hưởng tới Nhật Bản mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình việc làm và sản xuất ở Trung Quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)