Ngày 13/2, trong thông báo các vấn đề chính sách phát triển chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc về buôn bán và phát triển (UNCTAD) lần thứ 13 vào tháng 4 tới, Tổng Thư ký UNCTAD Supachai Panitchpakdi đã cảnh báo nghịch lý của quá trình toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi tài chính.
Tổng Thư ký UNCTAD nhấn mạnh quá trình toàn cầu hóa đã được định hình bởi quá trình tài chính hóa các hoạt động kinh tế. Tiến trình tự do hóa mạnh mẽ khu vực tài chính trên toàn cầu đã làm tăng nhanh chóng các dòng vốn xuyên biên giới, các đòn bẩy tài chính được đẩy lên mức rất cao và phần thu nhập quốc dân từ khu vực tài chính cũng tăng nhanh. Sự lưu thông tự do của dòng vốn đã tận dụng tốt hơn các cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình toàn cầu hóa này lại trùng hợp với sự suy giảm không ngừng của tăng trưởng toàn cầu, dẫn đầu là các nước phát triển, và hoạt động trì trệ trong đầu tư.
Trong khi đa số các nền kinh tế đang phát triển không thành công, các nền kinh tế đang phát triển được coi là tương đối thành công trong quá trình thúc đẩy toàn cầu hóa bởi động lực tài chính chỉ giới hạn trong một số các nền kinh tế sản xuất hàng hóa, các nền kinh tế quốc đảo và các nền kinh tế là trung tâm tài chính khu vực.
Trong 30 năm qua, các nền kinh tế thực hiện các biện pháp chính sách đổi mới và sáng tạo phù hợp với các điều kiện địa phương thường đạt kết quả tốt hơn nhiều so với các nền kinh tế tập trung thúc đẩy toàn cầu hóa với khu vực tài chính là động lực.
Các chính phủ đóng vai trò tích cực thúc đẩy các chính sách phát triển làm tăng năng suất trong các khu vực tư nhân hoặc cải tổ cơ cấu tạo thuận lợi cho tiến trình chuyển các nguồn tài nguyên từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao hơn. Đây là mô hình đã chứng tỏ thành công của nhiều nền kinh tế châu Á.
Báo cáo của Tổng Thư ký UNCTAD khẳng định cải tổ cơ cấu làm tăng năng suất là kết quả của các chính sách phối hợp bổ sung cho quá trình tự do hóa tài chính nhằm tăng các loại hình vốn, năng lực sản xuất và đa dạng hóa nền kinh tế quốc gia./.
Tổng Thư ký UNCTAD nhấn mạnh quá trình toàn cầu hóa đã được định hình bởi quá trình tài chính hóa các hoạt động kinh tế. Tiến trình tự do hóa mạnh mẽ khu vực tài chính trên toàn cầu đã làm tăng nhanh chóng các dòng vốn xuyên biên giới, các đòn bẩy tài chính được đẩy lên mức rất cao và phần thu nhập quốc dân từ khu vực tài chính cũng tăng nhanh. Sự lưu thông tự do của dòng vốn đã tận dụng tốt hơn các cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, trên thực tế, quá trình toàn cầu hóa này lại trùng hợp với sự suy giảm không ngừng của tăng trưởng toàn cầu, dẫn đầu là các nước phát triển, và hoạt động trì trệ trong đầu tư.
Trong khi đa số các nền kinh tế đang phát triển không thành công, các nền kinh tế đang phát triển được coi là tương đối thành công trong quá trình thúc đẩy toàn cầu hóa bởi động lực tài chính chỉ giới hạn trong một số các nền kinh tế sản xuất hàng hóa, các nền kinh tế quốc đảo và các nền kinh tế là trung tâm tài chính khu vực.
Trong 30 năm qua, các nền kinh tế thực hiện các biện pháp chính sách đổi mới và sáng tạo phù hợp với các điều kiện địa phương thường đạt kết quả tốt hơn nhiều so với các nền kinh tế tập trung thúc đẩy toàn cầu hóa với khu vực tài chính là động lực.
Các chính phủ đóng vai trò tích cực thúc đẩy các chính sách phát triển làm tăng năng suất trong các khu vực tư nhân hoặc cải tổ cơ cấu tạo thuận lợi cho tiến trình chuyển các nguồn tài nguyên từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao hơn. Đây là mô hình đã chứng tỏ thành công của nhiều nền kinh tế châu Á.
Báo cáo của Tổng Thư ký UNCTAD khẳng định cải tổ cơ cấu làm tăng năng suất là kết quả của các chính sách phối hợp bổ sung cho quá trình tự do hóa tài chính nhằm tăng các loại hình vốn, năng lực sản xuất và đa dạng hóa nền kinh tế quốc gia./.
(TTXVN/Vietnam+)