Mặc dù lạc quan vào khả năng chống chọi của các công trình xây mới trước động đất, nhưng hầu hết các chuyên gia đều lo ngại nguy cơ có thể xảy đến với hệ thống nhà chung cư cũ.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng, chỉ tính riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, hơn 100.000 căn hộ chung cư cũ, tương ứng với trên 150 khối nhà đang đứng trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Những căn hộ này đều nằm trong diện “báo động đỏ” về độ nguy hiểm.
Hầu hết các chung cư này đều đã có tuổi thọ lâu đời, phần lớn quá trình sử dụng trước đây chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về quản lý sử dụng nên thường được tổ chức theo quy chế tự quản. Tuy nhiên, cũng vì chưa có quy định cụ thể về mặt pháp luật nên các căn hộ này rơi vào cảnh cơi nới, lấn chiếm không gian, diện tích sử dụng chung…
Theo khảo sát thực tế, hiện nay, riêng tại Hà Nội vẫn còn hơn 70 khu chung cư, tập thể cũ đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trên dưới 40 năm, trong đó có khá nhiều chung cư cũ nát, nguy hiểm.
“Đối với dạng nhà này, không cứ kể đến động đất, bất cứ một rung lắc nhẹ tác động lên cũng có thể khiến các chung cư này đổ sụp,” Tiến sỹ Nguyễn Trung Hòa, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây Dựng, cảnh báo.
Vì vậy, nếu động đất xảy ra tại Hà Nội, những tòa nhà này sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó, nhà dân tự xây, nhà tạm do không có sự kiểm soát về chất lượng và kỹ thuật đối cũng rất đáng lo ngại, vì cơ quan cấp phép chỉ thẩm định xem công trình có phù hợp quy hoạch hay không, còn chất lượng thế nào do chủ đầu tư tự quyết định.
Tiến sỹ Hòa cũng cho hay Bộ Xây dựng đã đưa ra khuyến cáo về nguy cơ này cách đây 2 năm và yêu cầu các Sở Xây dựng địa phương rà soát, báo cáo và khẩn trương khắc phục.
Tuy nhiên, ông Hòa nhấn mạnh, ngoài nhóm chung cư cũ, hầu hết các nhà cao tầng mới xây trong thời gian gần đây sẽ không bị ảnh hưởng lớn nếu động đất xảy ra.
“Việt Nam vốn không nằm trong ‘vành đai lửa’ của trái đất, vùng có hoạt động động đất mạnh và thường xuyên. Phần lớn lãnh thổ nước ta đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng yếu và rất yếu. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành năm 2006 cũng đã đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với công trình nằm trong vùng động đất phải thiết kế kháng chấn.
“Hà Nội hiện đang nằm trong vùng động đất trung bình cấp 8, một số nơi cấp 7, cấp 6 hoặc nằm giữa cấp 8 và 9. Hiện, thành phố cũng đã có bản đồ phân vùng động đất đến từng phường để các chủ đầu tư thiết kế theo hoàn cảnh thực tế,” ông Hòa nhấn mạnh.
Qua khảo sát thực địa tại Điện Biên sau trận động đất cấp 7 cũng cho thấy, không có công trình nào sụp đổ, chỉ có một số công trình nhà ở do dân tự xây dựng là có các vết nứt ở tường. Còn lại, đại đa số không bị ảnh hưởng nhiều.
Đối với các công trình nhà cao tầng tại Hà Nội được xây dựng gần đây, tác động của động đất đều được các nhà tư vấn xem xét đến trong quá trình thiết kế cũng như xây dựng. Thậm chí, đối với những tòa nhà thuộc dạng có nguy cơ cao, mức độ chống rung chấn sẽ được nâng lên thêm 1 cấp so với bình thường.
Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong vùng chịu tác động trực tiếp của gió bão nên phần lớn các công trình đều tính đến tác động của yếu tố này khi xây dựng.
“Khi đã chịu được gió bão thì công trình cũng đảm bảo được yêu cầu chịu lực, rung chấn khi động đất xảy ra. Điều quan trọng là các địa phương cần phải hướng dẫn người dân cách xử lý cũng như phương thức hành động trong những tình huống thiên tai xảy ra,” tiến sỹ Hòa khẳng định./.
Hầu hết các chung cư này đều đã có tuổi thọ lâu đời, phần lớn quá trình sử dụng trước đây chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể về quản lý sử dụng nên thường được tổ chức theo quy chế tự quản. Tuy nhiên, cũng vì chưa có quy định cụ thể về mặt pháp luật nên các căn hộ này rơi vào cảnh cơi nới, lấn chiếm không gian, diện tích sử dụng chung…
Theo khảo sát thực tế, hiện nay, riêng tại Hà Nội vẫn còn hơn 70 khu chung cư, tập thể cũ đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trên dưới 40 năm, trong đó có khá nhiều chung cư cũ nát, nguy hiểm.
“Đối với dạng nhà này, không cứ kể đến động đất, bất cứ một rung lắc nhẹ tác động lên cũng có thể khiến các chung cư này đổ sụp,” Tiến sỹ Nguyễn Trung Hòa, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ Xây Dựng, cảnh báo.
Vì vậy, nếu động đất xảy ra tại Hà Nội, những tòa nhà này sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Bên cạnh đó, nhà dân tự xây, nhà tạm do không có sự kiểm soát về chất lượng và kỹ thuật đối cũng rất đáng lo ngại, vì cơ quan cấp phép chỉ thẩm định xem công trình có phù hợp quy hoạch hay không, còn chất lượng thế nào do chủ đầu tư tự quyết định.
Tiến sỹ Hòa cũng cho hay Bộ Xây dựng đã đưa ra khuyến cáo về nguy cơ này cách đây 2 năm và yêu cầu các Sở Xây dựng địa phương rà soát, báo cáo và khẩn trương khắc phục.
Tuy nhiên, ông Hòa nhấn mạnh, ngoài nhóm chung cư cũ, hầu hết các nhà cao tầng mới xây trong thời gian gần đây sẽ không bị ảnh hưởng lớn nếu động đất xảy ra.
“Việt Nam vốn không nằm trong ‘vành đai lửa’ của trái đất, vùng có hoạt động động đất mạnh và thường xuyên. Phần lớn lãnh thổ nước ta đều nằm trong vùng bị ảnh hưởng yếu và rất yếu. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành năm 2006 cũng đã đặt ra yêu cầu bắt buộc đối với công trình nằm trong vùng động đất phải thiết kế kháng chấn.
“Hà Nội hiện đang nằm trong vùng động đất trung bình cấp 8, một số nơi cấp 7, cấp 6 hoặc nằm giữa cấp 8 và 9. Hiện, thành phố cũng đã có bản đồ phân vùng động đất đến từng phường để các chủ đầu tư thiết kế theo hoàn cảnh thực tế,” ông Hòa nhấn mạnh.
Qua khảo sát thực địa tại Điện Biên sau trận động đất cấp 7 cũng cho thấy, không có công trình nào sụp đổ, chỉ có một số công trình nhà ở do dân tự xây dựng là có các vết nứt ở tường. Còn lại, đại đa số không bị ảnh hưởng nhiều.
Đối với các công trình nhà cao tầng tại Hà Nội được xây dựng gần đây, tác động của động đất đều được các nhà tư vấn xem xét đến trong quá trình thiết kế cũng như xây dựng. Thậm chí, đối với những tòa nhà thuộc dạng có nguy cơ cao, mức độ chống rung chấn sẽ được nâng lên thêm 1 cấp so với bình thường.
Bên cạnh đó, Việt Nam nằm trong vùng chịu tác động trực tiếp của gió bão nên phần lớn các công trình đều tính đến tác động của yếu tố này khi xây dựng.
“Khi đã chịu được gió bão thì công trình cũng đảm bảo được yêu cầu chịu lực, rung chấn khi động đất xảy ra. Điều quan trọng là các địa phương cần phải hướng dẫn người dân cách xử lý cũng như phương thức hành động trong những tình huống thiên tai xảy ra,” tiến sỹ Hòa khẳng định./.
Sơn Bách (Vietnam+)