Chiều 7/2, tại buổi họp Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, sau 20 tháng, dịch cúm A/H5N1 đã quay trở lại Việt Nam.
Chính vì vậy, thời gian tới Việt Nam có nguy cơ xuất hiện thêm các trường hợp mắc cúm do tập quán chăn nuôi của người dân, tập quán giết mổ, sử dụng gia cầm, đặc biệt là sử dụng tiết canh.
Tuy nhiên, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng bởi Bộ Y tế đã có những biện pháp tích cực và kịp thời phòng, chống bệnh tại các địa phương đã có dịch cúm A/H5N1 xuất hiện ở người.
Cũng theo Thứ trưởng Long năm 2012, ngành y tế tập trung công tác phòng, chống cúm A/H5N1. Nguyên nhân là do dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và trên người năm 2011 đến nay, trên thế giới và tại Việt Nam vẫn tiếp tục được ghi nhận nên nguy cơ dịch lan rộng trong các đàn gia cầm và lây nhiễm sang người là rất cao. Đặc biệt, có hiện tượng virus cúm A/H5N1 lưu hành trong các đàn thủy cầm tại một số địa phương dưới dạng người lành mang trùng gây khó khăn trong việc giám sát phát hiện sớm và xử lý ổ dịch cúm trên gia cầm.
Bên cạnh đó, do thói quen sử dụng các sản phẩm gia cầm và sự thay đổi thường xuyên của chủng virus cúm A/H5N1 nên tiềm ẩn nguy cơ lây truyền từ gia cầm sang người cũng như nguy cơ lây truyền từ người sang người rất cao; đồng thời việc nuôi gia cầm xen lẫn với các động vật khác như lợn tạo cơ hội cho các vi rút có thể trao đổi gien và đột biến tạo nên chủng virus mới.
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố, từ đầu năm 2012 đến nay đã ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã tử vong tại Kiên Giang và Sóc Trăng.
Tính từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 121 trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại 40 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 61 trường hợp tử vong tại 30 địa phương. Cũng theo Viện vệ sinh dịch tễ, chủng độc lực cúm A/H5N1 rất cao, do vậy số người mắc và số vụ mắc tuy không gia tăng nhưng tỷ lệ tử vong rất cao.
Ngay sau khi nhận được thông tin về 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1, Cục Y tế dự phòng đã có công điện gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu đề nghị điều tra dịch tễ và tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1 trên địa bàn tỉnh; yêu cầu Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người...
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã cử 2 đoàn công tác phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và các đơn vị liên quan xuống tận ổ dịch điều tra dịch tễ và hỗ trợ các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn các tỉnh, thành phố; đồng thời Bộ Y tế đã thành lập 2 đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và trên người tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng.
Để hoạt động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 đạt hiệu quả hơn, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục duy trì thường xuyên hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi; duy trì giám sát các trường hợp cúm tại cộng đồng, tại các điểm giám sát cúm quốc gia và các bệnh viện; theo dõi phát hiện sự biến đổi của virus; giám sát chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao, các chùm ca bệnh để kịp thời điều trị giảm thiểu nguy cơ tử vong và xử lý kịp thời các ổ dịch cũng như sự lây lan.
Đặc biệt, tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do virus để phát hiện chẩn đoán kịp thời cúm A/H5N1; tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1 trong cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để cập nhật, chia sẻ thông tin về tình hình cúm A/H5N1 và sự biến đổi của virus cúm...
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ đầu năm 2012 đến nay, toàn thế giới ghi nhận 6 trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại 5 quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia và Việt Nam; trong đó có 5 trường hợp tử vong. Tính từ năm 2003 đến nay, toàn thế giới đã ghi nhận 584 trường hợp mắc có xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1 tại 15 quốc gia, trong đó đã có 345 trường hợp tử vong tại 12 quốc gia./.
Chính vì vậy, thời gian tới Việt Nam có nguy cơ xuất hiện thêm các trường hợp mắc cúm do tập quán chăn nuôi của người dân, tập quán giết mổ, sử dụng gia cầm, đặc biệt là sử dụng tiết canh.
Tuy nhiên, người dân không nên quá hoang mang, lo lắng bởi Bộ Y tế đã có những biện pháp tích cực và kịp thời phòng, chống bệnh tại các địa phương đã có dịch cúm A/H5N1 xuất hiện ở người.
Cũng theo Thứ trưởng Long năm 2012, ngành y tế tập trung công tác phòng, chống cúm A/H5N1. Nguyên nhân là do dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và trên người năm 2011 đến nay, trên thế giới và tại Việt Nam vẫn tiếp tục được ghi nhận nên nguy cơ dịch lan rộng trong các đàn gia cầm và lây nhiễm sang người là rất cao. Đặc biệt, có hiện tượng virus cúm A/H5N1 lưu hành trong các đàn thủy cầm tại một số địa phương dưới dạng người lành mang trùng gây khó khăn trong việc giám sát phát hiện sớm và xử lý ổ dịch cúm trên gia cầm.
Bên cạnh đó, do thói quen sử dụng các sản phẩm gia cầm và sự thay đổi thường xuyên của chủng virus cúm A/H5N1 nên tiềm ẩn nguy cơ lây truyền từ gia cầm sang người cũng như nguy cơ lây truyền từ người sang người rất cao; đồng thời việc nuôi gia cầm xen lẫn với các động vật khác như lợn tạo cơ hội cho các vi rút có thể trao đổi gien và đột biến tạo nên chủng virus mới.
Theo báo cáo giám sát của các Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố, từ đầu năm 2012 đến nay đã ghi nhận 2 trường hợp mắc cúm A/H5N1 và đã tử vong tại Kiên Giang và Sóc Trăng.
Tính từ năm 2003 đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 121 trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại 40 tỉnh, thành phố; trong đó đã có 61 trường hợp tử vong tại 30 địa phương. Cũng theo Viện vệ sinh dịch tễ, chủng độc lực cúm A/H5N1 rất cao, do vậy số người mắc và số vụ mắc tuy không gia tăng nhưng tỷ lệ tử vong rất cao.
Ngay sau khi nhận được thông tin về 2 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1, Cục Y tế dự phòng đã có công điện gửi Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cần Thơ, Kiên Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu đề nghị điều tra dịch tễ và tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1 trên địa bàn tỉnh; yêu cầu Cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thực hiện các biện pháp phòng, chống lây nhiễm cúm gia cầm sang người...
Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã cử 2 đoàn công tác phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và các đơn vị liên quan xuống tận ổ dịch điều tra dịch tễ và hỗ trợ các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn các tỉnh, thành phố; đồng thời Bộ Y tế đã thành lập 2 đoàn công tác liên ngành kiểm tra công tác phòng, chống dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm và trên người tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng.
Để hoạt động phòng, chống dịch cúm A/H5N1 đạt hiệu quả hơn, thời gian tới, ngành y tế tiếp tục duy trì thường xuyên hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh dịch nguy hiểm và mới nổi; duy trì giám sát các trường hợp cúm tại cộng đồng, tại các điểm giám sát cúm quốc gia và các bệnh viện; theo dõi phát hiện sự biến đổi của virus; giám sát chặt chẽ các đối tượng có nguy cơ cao, các chùm ca bệnh để kịp thời điều trị giảm thiểu nguy cơ tử vong và xử lý kịp thời các ổ dịch cũng như sự lây lan.
Đặc biệt, tăng cường giám sát các trường hợp viêm phổi nặng do virus để phát hiện chẩn đoán kịp thời cúm A/H5N1; tăng cường truyền thông các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1 trong cộng đồng; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới để cập nhật, chia sẻ thông tin về tình hình cúm A/H5N1 và sự biến đổi của virus cúm...
Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ đầu năm 2012 đến nay, toàn thế giới ghi nhận 6 trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại 5 quốc gia: Campuchia, Trung Quốc, Ai Cập, Indonesia và Việt Nam; trong đó có 5 trường hợp tử vong. Tính từ năm 2003 đến nay, toàn thế giới đã ghi nhận 584 trường hợp mắc có xét nghiệm dương tính với virus cúm A/H5N1 tại 15 quốc gia, trong đó đã có 345 trường hợp tử vong tại 12 quốc gia./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)