Thời gian vừa qua, đã có 26 trường hợp bị phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% do Ấn Độ sản xuất.
Sau khi sự việc trên xảy ra, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế về việc thông tin phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (albumin 20%).
Theo Cục Quản lý Dược, ngày 14/1/2013, Cục đã nhận được công văn của Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc thông báo về chuỗi báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (có chứa hoạt chất albumin).
Trong năm 2012 và đầu năm 2013, nhiều bệnh viện trên cả nước đã báo cáo có các trường hợp phản ứng có hại với thuốc Relab 20% như Bệnh viện Đa khoa Hà Giang, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai và Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Các trường hợp báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (số đăng ký: VN-8805-09 do Công ty Reliance Life Sciense Pvt.Ltd, Ấn Độ sản xuất; Công ty L.B.S Laboratory Ltd, Part, Thái Lan đăng ký; Công ty Codupha nhập khẩu và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Kim Châu phân phối).
26 trường hợp bị phản ứng thuốc Relab 20% thuộc các lô 2B20000192; 2B20000193; 2B20000224; 2B20000225.
Trong các trường hợp đã báo cáo phản ứng có hại, sau khi truyền thuốc đa số các bệnh nhân đều có biểu hiện rét, sốt, mệt, khó thở; một số bệnh nhân bị rét, huyết áp tăng, mạch nhanh kèm theo sốt cao.
Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc nhận đinh đây là chuỗi phản ứng có hại xảy ra liên tục với cùng một thuốc trên nhiều lô sản xuất của cùng một nhà sản xuất trong một thời gian ngắn.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám, chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn biết thông tin liên quan đến phản ứng có hại của thuốc Relab 20% do Công ty Reliance Life Sciense Pvt.Ltd, Ấn Độ sản xuất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu, các cơ sở khám, chữa bệnh cần tăng cường theo dõi các bệnh nhân đã được kê đơn sử dụng thuốc Relab 20% trên và phát hiện và kịp thời xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của thuốc (nếu có).
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu thuốc Relab 20% nói trên để kiểm tra chất lượng, sau đó, sẽ xem xét và tiếp tục xử lý./.
Sau khi sự việc trên xảy ra, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế về việc thông tin phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (albumin 20%).
Theo Cục Quản lý Dược, ngày 14/1/2013, Cục đã nhận được công văn của Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc thông báo về chuỗi báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (có chứa hoạt chất albumin).
Trong năm 2012 và đầu năm 2013, nhiều bệnh viện trên cả nước đã báo cáo có các trường hợp phản ứng có hại với thuốc Relab 20% như Bệnh viện Đa khoa Hà Giang, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai và Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Các trường hợp báo cáo phản ứng có hại liên quan đến thuốc Relab 20% (số đăng ký: VN-8805-09 do Công ty Reliance Life Sciense Pvt.Ltd, Ấn Độ sản xuất; Công ty L.B.S Laboratory Ltd, Part, Thái Lan đăng ký; Công ty Codupha nhập khẩu và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Kim Châu phân phối).
26 trường hợp bị phản ứng thuốc Relab 20% thuộc các lô 2B20000192; 2B20000193; 2B20000224; 2B20000225.
Trong các trường hợp đã báo cáo phản ứng có hại, sau khi truyền thuốc đa số các bệnh nhân đều có biểu hiện rét, sốt, mệt, khó thở; một số bệnh nhân bị rét, huyết áp tăng, mạch nhanh kèm theo sốt cao.
Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc nhận đinh đây là chuỗi phản ứng có hại xảy ra liên tục với cùng một thuốc trên nhiều lô sản xuất của cùng một nhà sản xuất trong một thời gian ngắn.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế thông báo cho các cơ sở khám, chữa bệnh, các đơn vị kinh doanh dược phẩm trên địa bàn biết thông tin liên quan đến phản ứng có hại của thuốc Relab 20% do Công ty Reliance Life Sciense Pvt.Ltd, Ấn Độ sản xuất.
Cục Quản lý Dược yêu cầu, các cơ sở khám, chữa bệnh cần tăng cường theo dõi các bệnh nhân đã được kê đơn sử dụng thuốc Relab 20% trên và phát hiện và kịp thời xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của thuốc (nếu có).
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh lấy mẫu thuốc Relab 20% nói trên để kiểm tra chất lượng, sau đó, sẽ xem xét và tiếp tục xử lý./.
Thùy Giang (Vietnam+)