Không những đuổi được “con ma” đói nghèo mà nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng cũng thay đổi rõ rệt từ khi được tiếp cận với khoa học kỹ thuật và vay vốn để trồng trọt, chăn nuôi… từ dự án “Phát triển kinh doanh với người nghèo vùng nông thôn” tỉnh Cao Bằng (DBRP).
Dự án cũng là “đòn bẩy” trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của địa phương, được tài trợ bởi Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).
Thoát nghèo nhờ “cùng sở thích"
Gần nửa đời người sinh sống ở chốn thâm sơn cùng cốc, chị Triệu Thị Hoa, một người dân ở bản Lán II, xã Quý Quân, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng chỉ biết làm rẫy, hái măng.
Nhớ lại những năm tháng "cực chẳng đã" ấy, chị Hoa ngậm ngùi: “Cuộc sống khốn khó, sức người cũng đành bất lực bởi đất đá cằn khô. Mặc dù vợ chồng đã bàn bạc, tìm mọi cách để thoát nghèo như trồng cây ngô, cây sắn rồi nuôi gà, lợn nhưng mỗi năm vẫn 1-2 tháng đói.”
Đó là câu chuyện hai năm về trước, còn từ năm 2011, được cán bộ dự án DBRP tuyên truyền, thuyết phục vào nhóm sở thích chăn nuôi lợn, được tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi có khoa học, đời sống gia đình chị Hoa ngày một khấm khá với thu nhập 60 triệu đồng trong năm 2011.
Chị Hoa chỉ là một trong hơn 22.000 người nghèo tại tỉnh Cao Bằng đang tham gia nhóm sở thích như nuôi lợn, nuôi bò H’Mông hay trồng cây dong giềng làm miến..., để góp phần vào “cuộc chiến” xóa đói, giảm nghèo hiệu quả tại 50 xã thuộc 10 huyện vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Cao Bằng.
“Sau một năm nuôi lợn, giờ trong nhà đã có ti vi xem thời sự, ngôi nhà được tân trang lại không còn dột nát và có tiền cho hai đứa con theo học đại học ở Hà Nội… tôi vui lắm,” chị thở phào nói.
Giống như chị Hoa, trước năm 2010 chị Du Thị Thanh, ở xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng chưa bao giờ dám nghĩ sẽ thoát được nghèo. Với 1.000 m2 đất, chị cũng chỉ biết trồng cây lúa, cây ngô những mong được một bữa no.
Chị ngậm ngùi: “Ở chốn thâm sơn cùng cốc này thì đến bữa có cái lót dạ là tốt lắm rồi, chứ tham gia nhóm, làm cái nghề mà mình từng thất bại, để thoát nghèo hay có tiền tiết kiệm là điều rất mơ hồ.”
Nói là vậy, song từ khi tham gia nhóm sở thích làm miến dong Phia Đén, được hỗ trợ khoa học kỹ thuật và được vay 30 triệu đồng để mua phân bón, mua giống trồng cây dong giềng, làm nên sản phẩm miến có thương hiệu, chị Thanh đã nhanh chóng đuổi được “con ma” đói nghèo.
Trưởng nhóm đồng sở thích trồng dong giềng làm miến Phia Đén, ở xã Thành Công (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) bà Du Trị Say nói rằng, tất cả 27 thành viên của nhóm đã thoát nghèo nhờ trồng cây dong giềng, lấy củ làm miến.
“Trung bình mỗi hộ trồng 1-3 ha, sản lượng củ thu được từ 70-80 tấn/ha, tương đương 7-8 tấn bột và sản xuất được từ 5-6 tấn miến thành phẩm với giá trung bình 50.000 đồng/kg. Trừ chi phí mua phân bón, giống... mỗi ha bà con cũng lãi được trên dưới 60 triệu đồng/năm, đó là khoản thu nhập lớn để chúng tôi thoát nghèo,” bà Say chia sẻ.
Một mô hình khác mà dự án DBRP đã triển khai hiệu quả tại 3 huyện Hà Quảng, Thông Nông và Nguyên Bình là nhóm sở thích nuôi bò H’Mông.
Theo con số ước tính từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng thì số lượng bò H’Mông hiện chiếm khoảng 30% đàn bò của tỉnh, tương đương với 37,8 nghìn con.
Chia sẻ với phóng viên Vietnam+, ông Lương Văn Sình, một trong 83 Trưởng nhóm đồng sở thích nuôi bò, ở xóm Lũng Ngần (xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) nói rằng nuôi bò không xa lạ gì đối với bà con nơi đây, song nuôi để mang lại hiệu quả cao là điều họ chưa từng nghĩ tới.
Ông cho hay: “Từ khi thành lập nhóm sở thích nuôi bò, được dự án hỗ trợ tập huấn phương pháp chọn bò giống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng cỏ, phương pháp ủ chua thức ăn thô xanh… bò được vỗ béo, phát triển rất nhanh.”
“Đến nay, 10/14 hộ dân tham gia nuôi bò vỗ béo của nhóm đã thoát nghèo, với thu nhập từ 50-60 triệu/hộ/năm,” ông Sình phấn khởi nói.
Giải “bài toán” thị trường
Ông Rudi Schuetz, Cố vấn trưởng dự án VIE/029 (hỗ trợ kỹ thuật) cho hay: “Tham gia nhóm sở thích trồng trọt, chăn nuôi là con đường thoát nghèo nhanh và hiệu quả nhất đối với người nghèo. Song, do nhận thức của người dân còn hạn chế, giao thông không thuận lợi, cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm nên dự án chưa phân bổ được sâu rộng.”
Cố vấn trưởng dự án VIE/029 cũng cho rằng vấn đề thị trường tiêu thụ các sản phẩm như thịt bò H’Mông, thịt lợn hay miến dong hiện nay còn bó hẹp, đầu ra chưa ổn định khiến người dân còn lo ngại. Do đó, kết nối khách hàng với thị trường và người sản xuất là việc làm rất quan trọng.
"Vì vậy, để giúp người dân thoát nghèo được bền vững và tìm được đầu ra cho sản phẩm, cần phải giải quyết được 'bài toán' thị trường," ông nói.
Theo ông Rudi, trước hết phải nâng cao cơ sở hạ tầng địa phương. Cần tạo điều kiện cho người dân nghèo được vay vốn vào những mục đích chính đáng. Mặt khác, cần đẩy mạnh các khóa đào tạo nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo thương hiệu lâu dài đồng thời chỉ cho người dân các thuật ngữ kinh tế để họ biết cách thỏa thuận, thương lượng giá cả.
Đưa ra dẫn chứng từ sản phẩm thịt bò H’Mông, ông Rudi khuyến nghị: “Với các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa ở Cao Bằng thì nên tập trung vào thị trường địa phương và các tỉnh lân cận trong nước, chứ đừng vội chú trọng quá viển vông tới thị trường ở châu Âu.”
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, kiêm Giám đốc dự án DBRP, ông Phương Tiến Tân cho hay: “Mô hình nhóm đồng sở thích về trồng trọt, chăn nuôi là cơ hội để bà con thoát khỏi đói nghèo.”
Cũng theo lời Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Cao Bằng, thì nhờ dự án, bà con dân tộc thiểu số tại 50 xã triển khai dự án đã có "cần câu,” song họ còn thiếu “con mồi” đó là nguồn vốn và đầu ra của sản phẩm.
Trên thực tế, vì thiếu vốn nên nhiều người dân không dám đầu tư vào mua giống, phân bón… để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng có những trường hợp quá nghèo, không có gì thế chấp hoặc không có điều kiện trả nợ nên không được vay vốn.
Để giải quyết thách thức trên, dự án DBRP đã liên kết hơn 22.000 hộ trồng trọt, chăn nuôi quy mô nhỏ thành 469 nhóm sở thích khác nhau, cùng gây quỹ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau về kỹ thuật, con giống...
Dự án cũng đã liên kết với các ngân hàng, kết nối với thị trường trong và ngoài tỉnh, để người dân được quyền tham gia, hưởng lợi.
Theo ông Tân, mục tiêu của dự án là xóa đói giảm nghèo, mang tính hỗ trợ nhau về kỹ thuật, tín dụng. Do đó, trong tương lai, dự án này sẽ tiếp tục được triển khai, chuyển giao khoa học, công nghệ cho bà con.
“Sau 3 năm triển khai dự án, dù hiệu quả về kinh tế mà dự án mang lại chưa cao, song nó đã tạo nên tác động lớn và tích cực về mặt tinh thần. Cùng với đó, nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, khi họ có ‘cần câu’ để thoát nghèo ngay chính mảnh đất họ cắm dùi,” ông Tân đánh giá.
Câu chuyện thoát nghèo của chị Hoa, chị Thanh, những người từng một thời nghèo xác xơ và lạc hậu, nay đã vươn lên khá giả của bản làng sẽ là một ví dụ điển hình, một giai thoại đẹp trong “cuộc chiến” thoát nghèo ở Cao Bằng./.
Dự án cũng là “đòn bẩy” trong chiến lược xóa đói giảm nghèo của địa phương, được tài trợ bởi Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD).
Thoát nghèo nhờ “cùng sở thích"
Gần nửa đời người sinh sống ở chốn thâm sơn cùng cốc, chị Triệu Thị Hoa, một người dân ở bản Lán II, xã Quý Quân, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng chỉ biết làm rẫy, hái măng.
Nhớ lại những năm tháng "cực chẳng đã" ấy, chị Hoa ngậm ngùi: “Cuộc sống khốn khó, sức người cũng đành bất lực bởi đất đá cằn khô. Mặc dù vợ chồng đã bàn bạc, tìm mọi cách để thoát nghèo như trồng cây ngô, cây sắn rồi nuôi gà, lợn nhưng mỗi năm vẫn 1-2 tháng đói.”
Đó là câu chuyện hai năm về trước, còn từ năm 2011, được cán bộ dự án DBRP tuyên truyền, thuyết phục vào nhóm sở thích chăn nuôi lợn, được tiếp cận với kỹ thuật chăn nuôi có khoa học, đời sống gia đình chị Hoa ngày một khấm khá với thu nhập 60 triệu đồng trong năm 2011.
Chị Hoa chỉ là một trong hơn 22.000 người nghèo tại tỉnh Cao Bằng đang tham gia nhóm sở thích như nuôi lợn, nuôi bò H’Mông hay trồng cây dong giềng làm miến..., để góp phần vào “cuộc chiến” xóa đói, giảm nghèo hiệu quả tại 50 xã thuộc 10 huyện vùng sâu, vùng xa ở tỉnh Cao Bằng.
“Sau một năm nuôi lợn, giờ trong nhà đã có ti vi xem thời sự, ngôi nhà được tân trang lại không còn dột nát và có tiền cho hai đứa con theo học đại học ở Hà Nội… tôi vui lắm,” chị thở phào nói.
Giống như chị Hoa, trước năm 2010 chị Du Thị Thanh, ở xóm Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng chưa bao giờ dám nghĩ sẽ thoát được nghèo. Với 1.000 m2 đất, chị cũng chỉ biết trồng cây lúa, cây ngô những mong được một bữa no.
Chị ngậm ngùi: “Ở chốn thâm sơn cùng cốc này thì đến bữa có cái lót dạ là tốt lắm rồi, chứ tham gia nhóm, làm cái nghề mà mình từng thất bại, để thoát nghèo hay có tiền tiết kiệm là điều rất mơ hồ.”
Nói là vậy, song từ khi tham gia nhóm sở thích làm miến dong Phia Đén, được hỗ trợ khoa học kỹ thuật và được vay 30 triệu đồng để mua phân bón, mua giống trồng cây dong giềng, làm nên sản phẩm miến có thương hiệu, chị Thanh đã nhanh chóng đuổi được “con ma” đói nghèo.
Trưởng nhóm đồng sở thích trồng dong giềng làm miến Phia Đén, ở xã Thành Công (huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) bà Du Trị Say nói rằng, tất cả 27 thành viên của nhóm đã thoát nghèo nhờ trồng cây dong giềng, lấy củ làm miến.
“Trung bình mỗi hộ trồng 1-3 ha, sản lượng củ thu được từ 70-80 tấn/ha, tương đương 7-8 tấn bột và sản xuất được từ 5-6 tấn miến thành phẩm với giá trung bình 50.000 đồng/kg. Trừ chi phí mua phân bón, giống... mỗi ha bà con cũng lãi được trên dưới 60 triệu đồng/năm, đó là khoản thu nhập lớn để chúng tôi thoát nghèo,” bà Say chia sẻ.
Một mô hình khác mà dự án DBRP đã triển khai hiệu quả tại 3 huyện Hà Quảng, Thông Nông và Nguyên Bình là nhóm sở thích nuôi bò H’Mông.
Theo con số ước tính từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng thì số lượng bò H’Mông hiện chiếm khoảng 30% đàn bò của tỉnh, tương đương với 37,8 nghìn con.
Chia sẻ với phóng viên Vietnam+, ông Lương Văn Sình, một trong 83 Trưởng nhóm đồng sở thích nuôi bò, ở xóm Lũng Ngần (xã Hồng Sỹ, huyện Hà Quảng, Cao Bằng) nói rằng nuôi bò không xa lạ gì đối với bà con nơi đây, song nuôi để mang lại hiệu quả cao là điều họ chưa từng nghĩ tới.
Ông cho hay: “Từ khi thành lập nhóm sở thích nuôi bò, được dự án hỗ trợ tập huấn phương pháp chọn bò giống, kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật trồng cỏ, phương pháp ủ chua thức ăn thô xanh… bò được vỗ béo, phát triển rất nhanh.”
“Đến nay, 10/14 hộ dân tham gia nuôi bò vỗ béo của nhóm đã thoát nghèo, với thu nhập từ 50-60 triệu/hộ/năm,” ông Sình phấn khởi nói.
Giải “bài toán” thị trường
Ông Rudi Schuetz, Cố vấn trưởng dự án VIE/029 (hỗ trợ kỹ thuật) cho hay: “Tham gia nhóm sở thích trồng trọt, chăn nuôi là con đường thoát nghèo nhanh và hiệu quả nhất đối với người nghèo. Song, do nhận thức của người dân còn hạn chế, giao thông không thuận lợi, cán bộ quản lý còn thiếu kinh nghiệm nên dự án chưa phân bổ được sâu rộng.”
Cố vấn trưởng dự án VIE/029 cũng cho rằng vấn đề thị trường tiêu thụ các sản phẩm như thịt bò H’Mông, thịt lợn hay miến dong hiện nay còn bó hẹp, đầu ra chưa ổn định khiến người dân còn lo ngại. Do đó, kết nối khách hàng với thị trường và người sản xuất là việc làm rất quan trọng.
"Vì vậy, để giúp người dân thoát nghèo được bền vững và tìm được đầu ra cho sản phẩm, cần phải giải quyết được 'bài toán' thị trường," ông nói.
Theo ông Rudi, trước hết phải nâng cao cơ sở hạ tầng địa phương. Cần tạo điều kiện cho người dân nghèo được vay vốn vào những mục đích chính đáng. Mặt khác, cần đẩy mạnh các khóa đào tạo nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo thương hiệu lâu dài đồng thời chỉ cho người dân các thuật ngữ kinh tế để họ biết cách thỏa thuận, thương lượng giá cả.
Đưa ra dẫn chứng từ sản phẩm thịt bò H’Mông, ông Rudi khuyến nghị: “Với các địa phương thuộc vùng sâu, vùng xa ở Cao Bằng thì nên tập trung vào thị trường địa phương và các tỉnh lân cận trong nước, chứ đừng vội chú trọng quá viển vông tới thị trường ở châu Âu.”
Đồng tình với quan điểm trên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, kiêm Giám đốc dự án DBRP, ông Phương Tiến Tân cho hay: “Mô hình nhóm đồng sở thích về trồng trọt, chăn nuôi là cơ hội để bà con thoát khỏi đói nghèo.”
Cũng theo lời Phó Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Cao Bằng, thì nhờ dự án, bà con dân tộc thiểu số tại 50 xã triển khai dự án đã có "cần câu,” song họ còn thiếu “con mồi” đó là nguồn vốn và đầu ra của sản phẩm.
Trên thực tế, vì thiếu vốn nên nhiều người dân không dám đầu tư vào mua giống, phân bón… để trồng trọt, chăn nuôi. Cũng có những trường hợp quá nghèo, không có gì thế chấp hoặc không có điều kiện trả nợ nên không được vay vốn.
Để giải quyết thách thức trên, dự án DBRP đã liên kết hơn 22.000 hộ trồng trọt, chăn nuôi quy mô nhỏ thành 469 nhóm sở thích khác nhau, cùng gây quỹ, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ nhau về kỹ thuật, con giống...
Dự án cũng đã liên kết với các ngân hàng, kết nối với thị trường trong và ngoài tỉnh, để người dân được quyền tham gia, hưởng lợi.
Theo ông Tân, mục tiêu của dự án là xóa đói giảm nghèo, mang tính hỗ trợ nhau về kỹ thuật, tín dụng. Do đó, trong tương lai, dự án này sẽ tiếp tục được triển khai, chuyển giao khoa học, công nghệ cho bà con.
“Sau 3 năm triển khai dự án, dù hiệu quả về kinh tế mà dự án mang lại chưa cao, song nó đã tạo nên tác động lớn và tích cực về mặt tinh thần. Cùng với đó, nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, khi họ có ‘cần câu’ để thoát nghèo ngay chính mảnh đất họ cắm dùi,” ông Tân đánh giá.
Câu chuyện thoát nghèo của chị Hoa, chị Thanh, những người từng một thời nghèo xác xơ và lạc hậu, nay đã vươn lên khá giả của bản làng sẽ là một ví dụ điển hình, một giai thoại đẹp trong “cuộc chiến” thoát nghèo ở Cao Bằng./.
Hùng Võ (Vietnam+)