Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về việc rút bớt các thủ tục hành chính rườm rà trong đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 15/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2009/TT-BGTVT, chính thức có hiệu lực từ 15/5/2011.
Tuy nhiên, mới qua hai tháng áp dụng, dường như việc rút ngắn thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe đang tạo ra những “kẽ hở” cho các đối tượng phạm pháp lách luật.
Giải bài toán chất lượng giấy phép lái xe
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải, sau 6 tháng đầu năm, Hà Nội đã cấp mới hơn 123,3 nghìn Giấy phép lái xe, trong đó Giấy phép lái xe ôtô là hơn 42.000 chiếc, tăng 20% so với năm 2010. Riêng Giấy phép lái xe mô tô lại giảm 24% so với cùng kỳ 2010, chỉ đạt hơn 81.000 chiếc.
Theo ông Nguyễn Đình Nghĩa, Trưởng phòng quản lý phương tiện giao thông (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), từ khi chuyển sang thi xe chip, giảm bớt yếu tố con người, tỷ lệ người vượt qua kỳ sát hạch đã giảm hẳn: chỉ còn khoảng 65-70% thay vì hơn 90% như trước. Nhiều cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn cũng đã chấn chỉnh lại hoạt động.
“Nếu xét về yếu tố kỹ thuật, các bài sát hạch của chúng ta sánh ngang với Nhật và các nước trong khu vực, nếu không muốn nói là còn khó hơn. Việc sát hạch cũng ngày càng nghiêm túc hơn, thể hiện ở chỗ tỷ lệ đạt đã giảm,” ông Nghĩa nhận xét.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đào tạo sát hạch, Sở và các ban ngành liên quan đã nghiên cứu các vụ tai nạn dựa trên hồ sơ khám nghiệm hiện trường của lực lượng công an để tìm quy luật: điểm nào thường xảy ra tai nạn, vào giờ nào, phương tiện gì, lái xe bao nhiêu tuổi, giới tính... và phát hiện ra phần lớn tai nạn nghiêm trọng đều là do lái xe đã có kinh nghiệm.
Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ nữ học lái ôtô hiện nay lên đến 20%, nhưng lái xe nữ gây tai nạn chỉ khoảng 1/1.000 vụ.
Ông Nghĩa cho biết: “Tất nhiên việc nâng cao chất lượng đào tạo là việc phải làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến, giảm thiểu tối đa yếu tố con người trong việc sát hạch để tăng tính chính xác”.
Theo ông Nguyễn Xuân Hào, Chánh thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, tình trạng gia tăng tai nạn giao thông nghiêm trọng, phần lớn do lỗi chủ quan của con người, việc quản lý chất lượng đào tạo và cấp Giấy phép lái xe đang trở nên nóng bỏng.
Ông Hào cho hay: “Qua thanh tra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, phát hiện nhiều lỗi tại các trung tâm đào tạo lái xe như: số lượng, chất lượng giáo viên không đảm bảo; số phòng học, lượng xe thiếu và không đảm bảo tiêu chuẩn; ham lợi nhuận dẫn đến việc nhận số lượng người học quá đông, không tuân thủ chương trình học, bỏ môn, bỏ tiết...”
“Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố con người vẫn là tác nhân chính. Vì thế, cần siết chặt việc quản lý đội ngũ lái xe, trong đó có việc đào tạo và cấp giấy phép,” ông Hào khẳng định.
Đồng tình với quan điểm đó, Đại tá Phạm Văn Tiu, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề số 10 (Bộ Tư lệnh Thủ đô) cho biết, việc cấp đổi Giấy phép lái xe vẫn còn những khó khăn, bất cập như: Thiết bị chấm điểm được trải trên mặt sân, chịu tác động trực tiếp của môi trường thời tiết, các sân chưa có đội ngũ bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị chuyên sâu nên vẫn còn hiện tượng hỏng hóc, ảnh hưởng đến quá trình sát hạch. Việc phối hợp giữa trung tâm sát hạch với đơn vị đào tạo còn thiếu nhất quán về giáo viên hướng dẫn, thời gian ôn luyện, giá thuê phương tiện…
Vẫn còn “kẽ hở”
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về việc rút bớt các thủ tục hành chính rườm rà trong đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 15/2011/TT-BGTVT, chính thức có hiệu lực từ 15/5/2011.
Tuy nhiên, mới qua hai tháng áp dụng, dường như việc rút ngắn thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe đang tạo ra những kẽ “hở”.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, từ thời điểm áp dụng cơ chế “một cửa” trong việc cấp lại Giấy phép lái xe bị mất, tỷ lệ báo mất đã tăng mạnh.
Cụ thể, tỷ lệ báo mất bằng C cao gấp 3 lần cùng kỳ 2010, bằng D cao gấp gần 4 lần, bằng E cao gấp 2 lần, bằng A1 cao gấp 16 lần.
Theo số liệu thống kê sáu tháng của Sở Giao thông Vận tải, Giấy phép lái xe được cấp lại đã tăng lên 2.657 trường hợp, trong khi, cả năm 2010 chỉ chưa đầy 2.000 trường hợp. Cùng với đó, số liệu về việc tước quyền sử dụng, thu hồi Giấy phép lái xe cũng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2010 (1.260 trường hợp so với 681 trường hợp).
Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng do việc cấp lại quá dễ mà những người vi phạm bị tước Giấy phép lái xe báo mất để được cấp lại, làm giảm tính nghiêm minh của luật pháp.
Lý giải cho thực trạng này, ông Nghĩa cho hay: “Giảm thủ tục hành chính, bớt phiền hà cho người dân là đúng, nhưng cũng không nên quá thoáng, tạo kẽ hở cho các đội tượng phạm pháp lách luật.”
“Hiện chưa có cơ sở cụ thể để kết luận điều gì, nhưng chúng tôi thấy có điều bất thường và sẽ thống kê để cơ quan hữu quan xem xét,” ông Nghĩa nói./.
Tuy nhiên, mới qua hai tháng áp dụng, dường như việc rút ngắn thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe đang tạo ra những “kẽ hở” cho các đối tượng phạm pháp lách luật.
Giải bài toán chất lượng giấy phép lái xe
Thống kê của Sở Giao thông Vận tải, sau 6 tháng đầu năm, Hà Nội đã cấp mới hơn 123,3 nghìn Giấy phép lái xe, trong đó Giấy phép lái xe ôtô là hơn 42.000 chiếc, tăng 20% so với năm 2010. Riêng Giấy phép lái xe mô tô lại giảm 24% so với cùng kỳ 2010, chỉ đạt hơn 81.000 chiếc.
Theo ông Nguyễn Đình Nghĩa, Trưởng phòng quản lý phương tiện giao thông (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), từ khi chuyển sang thi xe chip, giảm bớt yếu tố con người, tỷ lệ người vượt qua kỳ sát hạch đã giảm hẳn: chỉ còn khoảng 65-70% thay vì hơn 90% như trước. Nhiều cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn cũng đã chấn chỉnh lại hoạt động.
“Nếu xét về yếu tố kỹ thuật, các bài sát hạch của chúng ta sánh ngang với Nhật và các nước trong khu vực, nếu không muốn nói là còn khó hơn. Việc sát hạch cũng ngày càng nghiêm túc hơn, thể hiện ở chỗ tỷ lệ đạt đã giảm,” ông Nghĩa nhận xét.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng đào tạo sát hạch, Sở và các ban ngành liên quan đã nghiên cứu các vụ tai nạn dựa trên hồ sơ khám nghiệm hiện trường của lực lượng công an để tìm quy luật: điểm nào thường xảy ra tai nạn, vào giờ nào, phương tiện gì, lái xe bao nhiêu tuổi, giới tính... và phát hiện ra phần lớn tai nạn nghiêm trọng đều là do lái xe đã có kinh nghiệm.
Thống kê cũng cho thấy, tỷ lệ nữ học lái ôtô hiện nay lên đến 20%, nhưng lái xe nữ gây tai nạn chỉ khoảng 1/1.000 vụ.
Ông Nghĩa cho biết: “Tất nhiên việc nâng cao chất lượng đào tạo là việc phải làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến, giảm thiểu tối đa yếu tố con người trong việc sát hạch để tăng tính chính xác”.
Theo ông Nguyễn Xuân Hào, Chánh thanh tra Bộ Giao thông Vận tải, tình trạng gia tăng tai nạn giao thông nghiêm trọng, phần lớn do lỗi chủ quan của con người, việc quản lý chất lượng đào tạo và cấp Giấy phép lái xe đang trở nên nóng bỏng.
Ông Hào cho hay: “Qua thanh tra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, phát hiện nhiều lỗi tại các trung tâm đào tạo lái xe như: số lượng, chất lượng giáo viên không đảm bảo; số phòng học, lượng xe thiếu và không đảm bảo tiêu chuẩn; ham lợi nhuận dẫn đến việc nhận số lượng người học quá đông, không tuân thủ chương trình học, bỏ môn, bỏ tiết...”
“Tai nạn giao thông có nhiều nguyên nhân, nhưng yếu tố con người vẫn là tác nhân chính. Vì thế, cần siết chặt việc quản lý đội ngũ lái xe, trong đó có việc đào tạo và cấp giấy phép,” ông Hào khẳng định.
Đồng tình với quan điểm đó, Đại tá Phạm Văn Tiu, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề số 10 (Bộ Tư lệnh Thủ đô) cho biết, việc cấp đổi Giấy phép lái xe vẫn còn những khó khăn, bất cập như: Thiết bị chấm điểm được trải trên mặt sân, chịu tác động trực tiếp của môi trường thời tiết, các sân chưa có đội ngũ bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị chuyên sâu nên vẫn còn hiện tượng hỏng hóc, ảnh hưởng đến quá trình sát hạch. Việc phối hợp giữa trung tâm sát hạch với đơn vị đào tạo còn thiếu nhất quán về giáo viên hướng dẫn, thời gian ôn luyện, giá thuê phương tiện…
Vẫn còn “kẽ hở”
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân về việc rút bớt các thủ tục hành chính rườm rà trong đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, mới đây Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư 15/2011/TT-BGTVT, chính thức có hiệu lực từ 15/5/2011.
Tuy nhiên, mới qua hai tháng áp dụng, dường như việc rút ngắn thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe đang tạo ra những kẽ “hở”.
Theo thống kê của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho thấy, từ thời điểm áp dụng cơ chế “một cửa” trong việc cấp lại Giấy phép lái xe bị mất, tỷ lệ báo mất đã tăng mạnh.
Cụ thể, tỷ lệ báo mất bằng C cao gấp 3 lần cùng kỳ 2010, bằng D cao gấp gần 4 lần, bằng E cao gấp 2 lần, bằng A1 cao gấp 16 lần.
Theo số liệu thống kê sáu tháng của Sở Giao thông Vận tải, Giấy phép lái xe được cấp lại đã tăng lên 2.657 trường hợp, trong khi, cả năm 2010 chỉ chưa đầy 2.000 trường hợp. Cùng với đó, số liệu về việc tước quyền sử dụng, thu hồi Giấy phép lái xe cũng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ 2010 (1.260 trường hợp so với 681 trường hợp).
Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng do việc cấp lại quá dễ mà những người vi phạm bị tước Giấy phép lái xe báo mất để được cấp lại, làm giảm tính nghiêm minh của luật pháp.
Lý giải cho thực trạng này, ông Nghĩa cho hay: “Giảm thủ tục hành chính, bớt phiền hà cho người dân là đúng, nhưng cũng không nên quá thoáng, tạo kẽ hở cho các đội tượng phạm pháp lách luật.”
“Hiện chưa có cơ sở cụ thể để kết luận điều gì, nhưng chúng tôi thấy có điều bất thường và sẽ thống kê để cơ quan hữu quan xem xét,” ông Nghĩa nói./.
Việt Hùng (Vietnam+)