Trong báo cáo đăng trên tạp chí Ung thư của Mỹ số ra ngày 3/9, các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Đại học Tokyo và Cơ quan chấn hưng khoa học công nghệ Nhật Bản cho biết họ đã cấy thành công tế bào gốc cảm ứng đa chức năng (iPS) của một con chuột rat (thuộc chủng loại chuột cống) vào cơ thể của một con chuột mouse (thuộc chủng loại chuột nhắt).
Sau khi được cấy tế bào iPS và trải qua sự phân chia tế bào, chuột mouse đã có được tuyến tụy như chuột rat.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học cấy ghép thành công cơ quan nội tạng từ tế bào của nhiều động vật khác nhau.
Các nhà khoa học cho biết thông thường trứng được thụ tinh của động vật sẽ sinh trưởng thành các cơ quan nội tạng thông qua nhiều lần phân chia tế bào. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã làm thay đổi quá trình này.
Trước tiên, các nhà khoa học tiến hành giao phối giữa chuột mouse cái và chuột mouse đực đã được thay đổi gen di truyền nhằm mục đích lấy được trứng đã thụ tinh và không thể tự chủ trong sinh trưởng tuyến tụy của chuột mouse.
Ba ngày sau, các nhà khoa học thực hiện cấy từ 10-15 tế bào iPS được lấy từ đuôi của chuột rat vào trong trứng đã thụ tinh và đã phân chia thành bào thai của chuột mouse. Kết quả cuối cùng đã nuôi cấy thành công một con chuột mouse có tuyến tụy của chuột rat.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm kể trên đối với 150 con chuột mouse. Tuy nhiên, kết quả chỉ thu được một chú chuột mouse trưởng thành. Kết quả nghiệm chứng cho thấy, chú chuột mouse này có tế bào tuyến tụy tương đồng với chuột rat, và chỉ số đường huyết của nó rất ổn định.
Chuột mouse và chuột rat đều thuộc chủng động vật có xương sống và đều được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu di truyền học./.
Sau khi được cấy tế bào iPS và trải qua sự phân chia tế bào, chuột mouse đã có được tuyến tụy như chuột rat.
Đây là lần đầu tiên trên thế giới các nhà khoa học cấy ghép thành công cơ quan nội tạng từ tế bào của nhiều động vật khác nhau.
Các nhà khoa học cho biết thông thường trứng được thụ tinh của động vật sẽ sinh trưởng thành các cơ quan nội tạng thông qua nhiều lần phân chia tế bào. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã làm thay đổi quá trình này.
Trước tiên, các nhà khoa học tiến hành giao phối giữa chuột mouse cái và chuột mouse đực đã được thay đổi gen di truyền nhằm mục đích lấy được trứng đã thụ tinh và không thể tự chủ trong sinh trưởng tuyến tụy của chuột mouse.
Ba ngày sau, các nhà khoa học thực hiện cấy từ 10-15 tế bào iPS được lấy từ đuôi của chuột rat vào trong trứng đã thụ tinh và đã phân chia thành bào thai của chuột mouse. Kết quả cuối cùng đã nuôi cấy thành công một con chuột mouse có tuyến tụy của chuột rat.
Các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm kể trên đối với 150 con chuột mouse. Tuy nhiên, kết quả chỉ thu được một chú chuột mouse trưởng thành. Kết quả nghiệm chứng cho thấy, chú chuột mouse này có tế bào tuyến tụy tương đồng với chuột rat, và chỉ số đường huyết của nó rất ổn định.
Chuột mouse và chuột rat đều thuộc chủng động vật có xương sống và đều được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu di truyền học./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)