Hiện, diện tích cây tràm cừ ở tỉnh Long An giảm xuống chỉ còn gần 38.000ha, nếu so với năm 2000, diện tích giảm gần 2 lần.
Riêng bốn tháng đầu năm 2011, nông dân phá gốc hơn 1.500ha tràm để chuyển sang cây trồng khác, làm diện tích tràm ở các huyện vùng lũ Đồng Tháp Mươi có nguy cơ mất trắng trong những năm tới.
Theo ông Lê Văn Tươi, Phó trưởng Phòng nông nghiệp huyện Đức Huệ, trước đây huyện cấp đất mỗi hộ từ 1,5-2ha và khuyến khích bà con khai hoang trồng tràm để bảo vệ môi trường sinh thái vùng lũ.
Năm 2000 diện tích tăng lên hơn 13.000ha nhưng nay chỉ còn hơn 6.500ha tràm từ 5-7 tuổi. Bà con chờ thu hoạch bán tràm cừ rồi tiếp tục phá gốc chuyển sang trồng lúa, trồng chanh hiệu quả gấp 10-20 lần so với trồng tràm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hưng, Hồ Văn Dân cho biết nhiều bà con sau khi thu hoạch tràm, thuê cơ giới phá gốc chuyển sang trồng lúa, nuôi cá. Địa phương cũng không có biện pháp gì để quản lý được vì người dân có quyền lựa chọn trồng cây hiệu quả, thu hoạch cao.
Huyện Thạnh Hóa là huyện dẫn đầu diện tích tràm ở tỉnh Long An hiện nay cũng giảm đi gần 8.000ha. Sắp tới, khi nhà máy bột giấy trên địa bàn huyện đi vào hoạt động, cây đay ổn định đầu ra, diện tích cây đay sẽ thay thế cây tràm.
Trước đây cây tràm là cây mũi nhọn kinh tế ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An với giá thu mua từ 80-120 triệu đồng/ha/năm. Nhiều hộ đã chuyển đất lúa sang trồng tràm nên diện tích tràm của tỉnh tăng lên hơn 70.000ha. Long An đã có khoảng 10-20% hộ giàu lên từ cây tràm.
Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay cây tràm liên tục giảm giá và hiện nay chỉ còn từ 25-30 triệu đồng/ha do thị trường tiêu thụ cừ tràm xây dựng giảm dần, nhiều công trình chuyển sang sử dụng cừ bê tông làm móng. Hiện nay cây tràm chủ yếu làm chất đốt ở vùng nông thôn.
Cây tràm có thể chế biến làm bột giấy, muốn giữ và khôi phục lại diện tích rừng tràm ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười để giữ môi trường sinh thái, ngăn dòng nước lũ ở thượng nguồn đổ xuống, tỉnh Long An phải đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột giấy từ cây tràm, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, có chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho người trồng tràm...mới có thể mở ra hướng phát triển bền vững cho cây tràm./.
Riêng bốn tháng đầu năm 2011, nông dân phá gốc hơn 1.500ha tràm để chuyển sang cây trồng khác, làm diện tích tràm ở các huyện vùng lũ Đồng Tháp Mươi có nguy cơ mất trắng trong những năm tới.
Theo ông Lê Văn Tươi, Phó trưởng Phòng nông nghiệp huyện Đức Huệ, trước đây huyện cấp đất mỗi hộ từ 1,5-2ha và khuyến khích bà con khai hoang trồng tràm để bảo vệ môi trường sinh thái vùng lũ.
Năm 2000 diện tích tăng lên hơn 13.000ha nhưng nay chỉ còn hơn 6.500ha tràm từ 5-7 tuổi. Bà con chờ thu hoạch bán tràm cừ rồi tiếp tục phá gốc chuyển sang trồng lúa, trồng chanh hiệu quả gấp 10-20 lần so với trồng tràm.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tân Hưng, Hồ Văn Dân cho biết nhiều bà con sau khi thu hoạch tràm, thuê cơ giới phá gốc chuyển sang trồng lúa, nuôi cá. Địa phương cũng không có biện pháp gì để quản lý được vì người dân có quyền lựa chọn trồng cây hiệu quả, thu hoạch cao.
Huyện Thạnh Hóa là huyện dẫn đầu diện tích tràm ở tỉnh Long An hiện nay cũng giảm đi gần 8.000ha. Sắp tới, khi nhà máy bột giấy trên địa bàn huyện đi vào hoạt động, cây đay ổn định đầu ra, diện tích cây đay sẽ thay thế cây tràm.
Trước đây cây tràm là cây mũi nhọn kinh tế ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An với giá thu mua từ 80-120 triệu đồng/ha/năm. Nhiều hộ đã chuyển đất lúa sang trồng tràm nên diện tích tràm của tỉnh tăng lên hơn 70.000ha. Long An đã có khoảng 10-20% hộ giàu lên từ cây tràm.
Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay cây tràm liên tục giảm giá và hiện nay chỉ còn từ 25-30 triệu đồng/ha do thị trường tiêu thụ cừ tràm xây dựng giảm dần, nhiều công trình chuyển sang sử dụng cừ bê tông làm móng. Hiện nay cây tràm chủ yếu làm chất đốt ở vùng nông thôn.
Cây tràm có thể chế biến làm bột giấy, muốn giữ và khôi phục lại diện tích rừng tràm ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười để giữ môi trường sinh thái, ngăn dòng nước lũ ở thượng nguồn đổ xuống, tỉnh Long An phải đầu tư xây dựng nhà máy chế biến bột giấy từ cây tràm, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm, có chính sách hỗ trợ đầu tư vốn cho người trồng tràm...mới có thể mở ra hướng phát triển bền vững cho cây tràm./.
Thanh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)