CDM - Cơ hội kinh doanh giữa Đan Mạch và Việt Nam

Tại hội thảo "Phát triển thị trường cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam - Cơ hội kinh doanh'' do Đại sứ quán Đan Mạch tại nước ta và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức ngày 19/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao sự hỗ trợ phát triển thị trường CDM của Đan Mạch cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Tại hội thảo "Phát triển thị trường cơ chế phát triển sạch (CDM) tại Việt Nam - Cơ hội kinh doanh'' do Đại sứ quán Đan Mạch tại nước ta và Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức ngày 19/2, tại Hà Nội,  Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao sự hỗ trợ phát triển thị trường CDM của Đan Mạch cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Thứ trưởng khẳng định hội thảo là dịp cho các đại biểu Việt Nam làm quen với các khía cạnh đa dạng về CDM, thông qua những thuyết trình của các diễn giả có kinh nghiệm qua đó tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường CDM tại Việt Nam, góp phần đối phó với những thách thức chung, tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Phát biểu tại hội thảo, Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt Hansen cho biết, hội thảo nhằm góp phần tăng cường năng lực và nâng cao liên kết các đối tác từ khu vực công và khu vực thương mại của Việt Nam cũng như Đan Mạch, đồng thời xây dựng các dự án CDM có tiềm năng thương mại tại Việt Nam.

Cơ chế CDM tạo ra động lực cho các công ty Việt Nam đầu tư cải tiến quy trình sản xuất giúp tiết kiệm năng lượng. Đan Mạch hiện có những công ty hàng đầu trên thế giới cung cấp những giải pháp sáng tạo về năng lượng.

Bà Anne H. Steffensen - Quốc vụ khanh phụ trách thương mại Bộ Ngoại giao Đan Mạch nhấn mạnh, hội thảo là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp hai nước cũng như những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực CDM thảo luận về tiềm năng CDM tại Việt Nam và khám phá cơ hội kinh doanh. Việc phát triển các dự án CDM tại Việt Nam sẽ góp phần đưa lại những dự án đầu tư thân thiện môi trường cũng như đóng góp vào quá trình đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu.


Được biết, được quy định tại Nghị định thư Kyoto, CDM cho phép các quốc gia với những mục tiêu giảm phát thải bắt buộc được phát triển dự án tại các quốc gia đang phát triển. Đan Mạch đang tìm kiếm các phương thức mang lại lợi nhuận trong quá trình giảm lượng phát thải khí nhà kính khoảng 21% trước năm 2012 như yêu cầu của Nghị định thư Kyoto. Cơ chế CDM được Chính phủ Đan Mạch và các khách hàng mua CO2 Đan Mạch sử dụng nhằm đạt được mục tiêu nêu trên./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục