Hôm 17/8, giám đốc điều hành của Nokia, Stephen Elop đã "chọc gậy bánh xe" vào thương vụ Google mua Motorola, khi cho rằng các đối tác Android của Google nên cảm thấy lo lắng.
Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra sau khi Google khuấy động làng công nghệ thế giới với thương vụ mua lại hãng Motorola Mobility.
Trong đó, đáng kể là sự lo ngại của giới chuyên gia dành cho các đối tác đang sử dụng nền tảng Android của Google, bởi một khi hãng cung cấp hệ điều hành và một nhà sản xuất thiết bị di động kết hợp với nhau, Google hoàn toàn có thể dành sự ưu tiên cho công ty con Motorola và thay đổi chính sách đối với các đối tác khác cũng sử dụng hệ điều hành này.
Dù các vị quan chức hàng đầu của những đối tác như Samsung, Sony Ericsson, HTC, và LG đều tỏ ra vui mừng và ủng hộ "mối lương duyên" Google - Motorola, nhưng điều đó có là "thực lòng?"
Elop nói: "Nếu tôi có quyền lợi liên quan tới nền tảng Android, chắc chắn tôi sẽ nhấc điện thoại lên và gọi cho giám đốc của Google để nói rằng, tôi thấy vụ mua bán của các vị là một mối đe dọa đấy. Rõ ràng việc hãng sản xuất Motorola về tay Google sẽ giúp cho họ được nhận ưu đãi hơn so với các hãng chế tạo smartphone khác, và dù cho họ có đứng chung một chiến tuyến mang tên Android, nhưng hơn hết, họ vẫn là đối thủ của nhau trên thị trường. Vì vậy, các đối tác Android của Google như Samsung hay HTC nên cảm thấy sốt ruột."
Khác với những hãng công nghệ lựa chọn Android làm nền tảng chủ lực để phát triển sản phẩm, Nokia đã đặt niềm tin vào hệ điều hành Windows Phone của đối tác Microsoft. Do vậy, thương vụ Google - Motorola không chỉ là mối đe dọa đối với iPhone của Apple, mà còn là một lời cảnh báo "đáng gờm" dành cho liên minh Nokia - Microsoft.
Vậy nên, vị CEO của hãng điện thoại Phần Lan đã không bỏ lỡ cơ hội này để "châm chọc" Google, khi thổi bùng lên "ngọn lửa" hoang mang trong lòng các đối tác của "gã khổng lồ tìm kiếm"./.
Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra sau khi Google khuấy động làng công nghệ thế giới với thương vụ mua lại hãng Motorola Mobility.
Trong đó, đáng kể là sự lo ngại của giới chuyên gia dành cho các đối tác đang sử dụng nền tảng Android của Google, bởi một khi hãng cung cấp hệ điều hành và một nhà sản xuất thiết bị di động kết hợp với nhau, Google hoàn toàn có thể dành sự ưu tiên cho công ty con Motorola và thay đổi chính sách đối với các đối tác khác cũng sử dụng hệ điều hành này.
Dù các vị quan chức hàng đầu của những đối tác như Samsung, Sony Ericsson, HTC, và LG đều tỏ ra vui mừng và ủng hộ "mối lương duyên" Google - Motorola, nhưng điều đó có là "thực lòng?"
Elop nói: "Nếu tôi có quyền lợi liên quan tới nền tảng Android, chắc chắn tôi sẽ nhấc điện thoại lên và gọi cho giám đốc của Google để nói rằng, tôi thấy vụ mua bán của các vị là một mối đe dọa đấy. Rõ ràng việc hãng sản xuất Motorola về tay Google sẽ giúp cho họ được nhận ưu đãi hơn so với các hãng chế tạo smartphone khác, và dù cho họ có đứng chung một chiến tuyến mang tên Android, nhưng hơn hết, họ vẫn là đối thủ của nhau trên thị trường. Vì vậy, các đối tác Android của Google như Samsung hay HTC nên cảm thấy sốt ruột."
Khác với những hãng công nghệ lựa chọn Android làm nền tảng chủ lực để phát triển sản phẩm, Nokia đã đặt niềm tin vào hệ điều hành Windows Phone của đối tác Microsoft. Do vậy, thương vụ Google - Motorola không chỉ là mối đe dọa đối với iPhone của Apple, mà còn là một lời cảnh báo "đáng gờm" dành cho liên minh Nokia - Microsoft.
Vậy nên, vị CEO của hãng điện thoại Phần Lan đã không bỏ lỡ cơ hội này để "châm chọc" Google, khi thổi bùng lên "ngọn lửa" hoang mang trong lòng các đối tác của "gã khổng lồ tìm kiếm"./.
Văn Hưng (Vietnam+)