Hãng thông tấn nhà nước Cộng hòa Síp CNA đưa tin quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu euro (Eurozone) này đã đạt được thỏa thuận cứu trợ với các nhà cho vay quốc tế sau 14 ngày đàm phán căng thẳng.
Theo nguồn tin trên, tại vòng đàm phán thứ ba diễn ra ngày 22/11 giữa Chính phủ Síp với nhóm "bộ ba" chủ nợ gồm Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), hai bên đã đạt được một quyết định tích cực.
Thông tin này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Cộng hòa Síp Demetris Christofias tuyên bố Cộng hòa Síp đã tiến "rất gần" tới việc ký thỏa thuận cứu trợ với các nhà cho vay quốc tế.
Trong khi đó, các nguồn tin từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết thỏa thuận này gần như đã hoàn tất và dự kiến sẽ được công bố trong ngày 23/11, khi các thanh sát viên của EC, IMF và ECB thông qua lần cuối cùng nội dung văn kiện.
Giá trị của gói cứu trợ chưa được tiết lộ, song nhiều nguồn tin cho biết tổng số tiền sẽ là 17,5 tỷ euro (22,6 tỷ USD), trong đó 10 tỷ euro dành cho các ngân hàng, 6 tỷ euro để đáo hạn nợ và 1,5 tỷ euro cho khu vực tài chính công.
Síp đã trở thành quốc gia thứ năm trong 17 nước Eurozone, sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, phải chính thức cầu viện cứu trợ tài chính quốc tế.
Chính quyền Síp cho biết họ phải yêu cầu cứu trợ do "các ảnh hưởng tiêu cực trong lĩnh vực tài chính của mình cũng như bị tác động lớn từ nền kinh tế Hy Lạp," vì các ngân hàng của đảo Síp đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp.
Theo dự báo của Chính phủ Síp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 2,4% trong năm nay, và tiếp tục đà suy giảm ở mức 3,5% năm 2013. Thâm hụt ngân sách dự kiến là 4,4% GDP năm tới, từ mức 5,2% năm nay.
Tỉ lệ thất nghiệp sẽ đạt kỷ lục 13,8% vào năm 2013 và 14,2% năm kế tiếp.
Theo các đánh giá khác nhau, ngân sách và khu vực tài chính của Síp có thể phải cần tới gần 10 tỷ euro, trong khi GDP của nước này chỉ là 18 tỷ euro./.
Theo nguồn tin trên, tại vòng đàm phán thứ ba diễn ra ngày 22/11 giữa Chính phủ Síp với nhóm "bộ ba" chủ nợ gồm Ủy ban châu Âu (EC), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), hai bên đã đạt được một quyết định tích cực.
Thông tin này được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Cộng hòa Síp Demetris Christofias tuyên bố Cộng hòa Síp đã tiến "rất gần" tới việc ký thỏa thuận cứu trợ với các nhà cho vay quốc tế.
Trong khi đó, các nguồn tin từ Liên minh châu Âu (EU) cho biết thỏa thuận này gần như đã hoàn tất và dự kiến sẽ được công bố trong ngày 23/11, khi các thanh sát viên của EC, IMF và ECB thông qua lần cuối cùng nội dung văn kiện.
Giá trị của gói cứu trợ chưa được tiết lộ, song nhiều nguồn tin cho biết tổng số tiền sẽ là 17,5 tỷ euro (22,6 tỷ USD), trong đó 10 tỷ euro dành cho các ngân hàng, 6 tỷ euro để đáo hạn nợ và 1,5 tỷ euro cho khu vực tài chính công.
Síp đã trở thành quốc gia thứ năm trong 17 nước Eurozone, sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, phải chính thức cầu viện cứu trợ tài chính quốc tế.
Chính quyền Síp cho biết họ phải yêu cầu cứu trợ do "các ảnh hưởng tiêu cực trong lĩnh vực tài chính của mình cũng như bị tác động lớn từ nền kinh tế Hy Lạp," vì các ngân hàng của đảo Síp đang nắm giữ lượng lớn trái phiếu chính phủ Hy Lạp.
Theo dự báo của Chính phủ Síp, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 2,4% trong năm nay, và tiếp tục đà suy giảm ở mức 3,5% năm 2013. Thâm hụt ngân sách dự kiến là 4,4% GDP năm tới, từ mức 5,2% năm nay.
Tỉ lệ thất nghiệp sẽ đạt kỷ lục 13,8% vào năm 2013 và 14,2% năm kế tiếp.
Theo các đánh giá khác nhau, ngân sách và khu vực tài chính của Síp có thể phải cần tới gần 10 tỷ euro, trong khi GDP của nước này chỉ là 18 tỷ euro./.
(TTXVN)