Làng thể thao Australia đang bàn tán sôi nổi về tin một số vận động viên của nước này đã sử dụng một loại chất kích thích bị cấm.
Theo tin của News Limited, chín vận động viên Australia đã sử dụng cùng một loại chất kích thích bị cấm trong thể thao là methylhexanemine, gọi tắt là DMAA. Trong các vận động viên này, có một số là cầu thủ bóng bầu dục và một số người vừa tham dự Đại hội thể thao khối liên hiệp Anh, tại Ấn Độ.
DMAA có tác dụng làm cho cơ thể thêm tráng kiện, gia tăng sinh lực. Vì vậy, nó được một số người dùng để tạo một thân hình đẹp, đồng thời nhiều người ăn kiêng cũng dùng nó để đủ năng lực làm việc. Chất này có ảnh hưởng đến cả tinh thần nên giới trẻ cũng hay dùng trong các tiệc tùng hội họp vì việc sử dụng chúng được coi là hợp pháp.
Trước đây, DMAA được xem như một loại thuốc dùng để tiêu khiển nhưng từ năm ngoái, cơ quan chống sử dụng chất kích thích trong thể thao của Australia là ASADA đã cấm sử dụng chất này trong thể thao.
Đồng thời, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng cấm tất cả các vận động viên đua tranh tại Thế vận hội sử dụng chất này. Tại Đại hội thể thao khối liên hiệp Anh vừa qua, nữ vận động viên Osayomi Oludamola của Nigeria đã bị tước huy chương vàng ở nội dụng chạy 100m sau khi bị phát hiện có sử dụng kích thích tố này.
Theo tin của New Limited, các cầu thủ bóng bầu dục Australia bị khám phá sử dụng DMAA trong thời gian diễn ra trận chung kết hai giải ở nước này, còn các vận động viên Australia khác bị phát hiện trong các cuộc xét nghiệm trước và sau Đại hội thể thao khối liên hiệp Anh.
Ngay sau khi tin trên được công bố, Giám đốc điều hành ASADA Aurora Andruska cho biết cơ quan này đang điều tra thêm và tạm thời giữ kín danh tính chín vận động viên cho đến khi có kết luận rõ ràng.
Theo luật của ASADA, những ai sử dụng chất kích thích hay bất cứ dược phẩm bị cấm nào cũng đều bị cấm tham dự các giải thi đấu đến hai năm. Như vậy, nếu kết quả điều tra cho thấy các kết quả xét nghiệm là chính xác, một số vận động viên Australia sẽ không có mặt tại Thế vận hội London 2012.
ASADA là một cơ quan có uy tín trong làng thể thao quốc tế vì cung cách làm việc nghiêm túc và có những điều lệ được đánh giá còn nghiêm ngặt hơn cả các quy định của IOC và Cơ quan chống chất kích thích thế giới (WADA)./.
Theo tin của News Limited, chín vận động viên Australia đã sử dụng cùng một loại chất kích thích bị cấm trong thể thao là methylhexanemine, gọi tắt là DMAA. Trong các vận động viên này, có một số là cầu thủ bóng bầu dục và một số người vừa tham dự Đại hội thể thao khối liên hiệp Anh, tại Ấn Độ.
DMAA có tác dụng làm cho cơ thể thêm tráng kiện, gia tăng sinh lực. Vì vậy, nó được một số người dùng để tạo một thân hình đẹp, đồng thời nhiều người ăn kiêng cũng dùng nó để đủ năng lực làm việc. Chất này có ảnh hưởng đến cả tinh thần nên giới trẻ cũng hay dùng trong các tiệc tùng hội họp vì việc sử dụng chúng được coi là hợp pháp.
Trước đây, DMAA được xem như một loại thuốc dùng để tiêu khiển nhưng từ năm ngoái, cơ quan chống sử dụng chất kích thích trong thể thao của Australia là ASADA đã cấm sử dụng chất này trong thể thao.
Đồng thời, Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) cũng cấm tất cả các vận động viên đua tranh tại Thế vận hội sử dụng chất này. Tại Đại hội thể thao khối liên hiệp Anh vừa qua, nữ vận động viên Osayomi Oludamola của Nigeria đã bị tước huy chương vàng ở nội dụng chạy 100m sau khi bị phát hiện có sử dụng kích thích tố này.
Theo tin của New Limited, các cầu thủ bóng bầu dục Australia bị khám phá sử dụng DMAA trong thời gian diễn ra trận chung kết hai giải ở nước này, còn các vận động viên Australia khác bị phát hiện trong các cuộc xét nghiệm trước và sau Đại hội thể thao khối liên hiệp Anh.
Ngay sau khi tin trên được công bố, Giám đốc điều hành ASADA Aurora Andruska cho biết cơ quan này đang điều tra thêm và tạm thời giữ kín danh tính chín vận động viên cho đến khi có kết luận rõ ràng.
Theo luật của ASADA, những ai sử dụng chất kích thích hay bất cứ dược phẩm bị cấm nào cũng đều bị cấm tham dự các giải thi đấu đến hai năm. Như vậy, nếu kết quả điều tra cho thấy các kết quả xét nghiệm là chính xác, một số vận động viên Australia sẽ không có mặt tại Thế vận hội London 2012.
ASADA là một cơ quan có uy tín trong làng thể thao quốc tế vì cung cách làm việc nghiêm túc và có những điều lệ được đánh giá còn nghiêm ngặt hơn cả các quy định của IOC và Cơ quan chống chất kích thích thế giới (WADA)./.
Đoàn Hùng/Sydney (Vietnam+)