Giới chuyên gia quốc tế cảnh báo mặc dù đang dẫn đầu thế giới về phục hồi và tăng trưởng sau khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương vẫn đang phải đối mặt với những thách thức phát triển mới xuất hiện có nguy cơ đảo ngược xu thế tăng trưởng.
Ngày 13/12, tại Diễn đàn đối thoại chính sách kinh tế vĩ mô và các thách thức phát triển do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, nhiều chuyên gia hàng đầu của các ngân hàng, trung tâm nghiên cứu và học giả trong khu vực đã nhấn mạnh tới các vấn đề đang nổi lên trong chính sách kinh tế vĩ mô và những thách thức mới xuất hiện đe dọa các nền kinh tế khu vực.
Tiến sĩ Nagesh Kumar, Giám đốc chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển của UNESCAP lưu ý rằng, tuy vẫn trong tình trạng tốt để tiếp tục tăng trưởng, các nền kinh tế khu vực đang phải đối mặt với các thách thức mới để giữ vững nhịp độ phục hồi kinh tế.
Các thách thức này xuất phát từ thực tế xuất khẩu của khu vực sang các nền kinh tế phát triển đã chậm lại và trì trệ trong ngắn hạn, kèm với sự cấp bách của tiến trình tái cân bằng nền kinh tế để hỗ trợ nhu cầu lớn hơn trong nước và khu vực. Sự phát triển phổ quát và hòa nhập kinh tế khu vực là các điều kiện quan trọng để duy trì tăng trưởng trung hạn.
Giới chuyên gia cũng cho rằng các nền kinh tế khu vực bị đe dọa bởi nguy cơ dòng vốn ngắn hạn làm tăng tỷ giá hối đoái ở nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực, đặc biệt trong giá chứng khoán và bất động sản. Vì vậy, các biện pháp kinh tế thận trọng là cần thiết để phòng ngừa nguy cơ biến động kinh tế tiêu cực.
Cân bằng cán cân thanh toán cần được chú ý thận trọng khi nợ nước ngoài giảm, nhưng nền kinh tế bị "phơi lưng" lớn hơn trước dòng vốn đầu tư mang tính đầu cơ.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh chính sách tiền tệ là công cụ không thích hợp để kiểm soát giá cả hàng hóa, đặc biệt là giá lương thực. Thay vào đó, các nước trong khu vực cần cải thiện nguồn cung, điều chỉnh các hoạt động đầu cơ.
Châu Á-Thái Bình Dương đã thực hiện nhiều chương trình bảo vệ xã hội nhưng cần tiếp tục mở rộng và tăng cường hơn nữa các chương trình này./.
Ngày 13/12, tại Diễn đàn đối thoại chính sách kinh tế vĩ mô và các thách thức phát triển do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, nhiều chuyên gia hàng đầu của các ngân hàng, trung tâm nghiên cứu và học giả trong khu vực đã nhấn mạnh tới các vấn đề đang nổi lên trong chính sách kinh tế vĩ mô và những thách thức mới xuất hiện đe dọa các nền kinh tế khu vực.
Tiến sĩ Nagesh Kumar, Giám đốc chính sách kinh tế vĩ mô và phát triển của UNESCAP lưu ý rằng, tuy vẫn trong tình trạng tốt để tiếp tục tăng trưởng, các nền kinh tế khu vực đang phải đối mặt với các thách thức mới để giữ vững nhịp độ phục hồi kinh tế.
Các thách thức này xuất phát từ thực tế xuất khẩu của khu vực sang các nền kinh tế phát triển đã chậm lại và trì trệ trong ngắn hạn, kèm với sự cấp bách của tiến trình tái cân bằng nền kinh tế để hỗ trợ nhu cầu lớn hơn trong nước và khu vực. Sự phát triển phổ quát và hòa nhập kinh tế khu vực là các điều kiện quan trọng để duy trì tăng trưởng trung hạn.
Giới chuyên gia cũng cho rằng các nền kinh tế khu vực bị đe dọa bởi nguy cơ dòng vốn ngắn hạn làm tăng tỷ giá hối đoái ở nhiều nền kinh tế lớn trong khu vực, đặc biệt trong giá chứng khoán và bất động sản. Vì vậy, các biện pháp kinh tế thận trọng là cần thiết để phòng ngừa nguy cơ biến động kinh tế tiêu cực.
Cân bằng cán cân thanh toán cần được chú ý thận trọng khi nợ nước ngoài giảm, nhưng nền kinh tế bị "phơi lưng" lớn hơn trước dòng vốn đầu tư mang tính đầu cơ.
Nhiều ý kiến nhấn mạnh chính sách tiền tệ là công cụ không thích hợp để kiểm soát giá cả hàng hóa, đặc biệt là giá lương thực. Thay vào đó, các nước trong khu vực cần cải thiện nguồn cung, điều chỉnh các hoạt động đầu cơ.
Châu Á-Thái Bình Dương đã thực hiện nhiều chương trình bảo vệ xã hội nhưng cần tiếp tục mở rộng và tăng cường hơn nữa các chương trình này./.
(TTXVN/Vietnam+)