Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đưa ra nhận định trên trong bài diễn văn đọctrước Hạ viện Đức ngày 14/12 đề cập đến kết quả Hội nghị thượng đỉnh Liên minhchâu Âu (EU) diễn ra hôm 9/12 thảo luận về giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ ởchâu Âu.
Theo bà Merkel, việc đưa châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ lớn nhấttrong lịch sử là cả một quá trình. Quá trình này sẽ không phải là nhiều tuần haynhiều tháng, mà sẽ kéo dài nhiều năm. Bà Merkel cũng bênh vực biện pháp hoạchđịnh chính sách ngân sách thắt chặt trong EU, đồng thời bày tỏ hy vọng châu Âunói chung và Khu vực đồng euro (Eurozone) nói riêng sẽ vươn lên mạnh mẽ hơn từcuộc khủng hoảng.
Bà Merkel khẳng định: "Có thể sẽ có thất bại, song nếu kiên trì, châu Âukhông chỉ vượt qua khủng hoảng, mà còn sẽ vươn lên mạnh mẽ." Bà Merkel tin rằng"những cơ hội do cuộc khủng hoảng đem lại nhiều hơn là những rủi ro."
Tại Hội nghị thượng đỉnh EU, lãnh đạo 26/27 nước thành viên châu Âu đều ủnghộ kế hoạch sửa đổi Hiệp ước Lisbon do Đức và Pháp đề xuất, theo đó nhất tríthắt chặt kỷ luật tài chính nhằm thoát khỏi khủng hoảng. Mặc dù Anh, thành viênEU không thuộc Eurozone bác bỏ đề xuất trên, các nước còn lại đều sẵn sàng thamgia một "thỏa thuận tài chính mới," theo đó sẽ áp đặt các qui định về ngân sáchkhắt khe hơn nhằm đưa châu Âu trở lại thời kỳ thịnh vượng.
Trong khi đó, đề cập đến tình hình Hy Lạp, quốc gia châm ngòi cho cuộc khủnghoảng nợ châu Âu, Thủ tướng nước này Lucas Papademos cảnh báo năm 2011 là nămkinh tế Hy Lạp suy thoái tồi tệ nhất với dự báo GDP có thể giảm hơn 5,5%.
[EU cầu cứu IMF giúp đối phó khủng hoảng nợ công]
Theo ông Papademos, Hy Lạp sẽ phải trải qua một chặng đường gian khổ phíatrước, đòi hỏi những nỗ lực phi thường của cả ban lãnh đạo đất nước và toàn thểngười dân, và kinh tế nước này chỉ hy vọng khởi sắc vào năm 2013.
Thủ tướng Hy Lạp cho rằng việc củng cố ngân sách cũng như cải cách cơ cấu làcần thiết để cải thiện môi trường đầu tư và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinhtế. Ông Papademos nhấn mạnh ưu tiên của chính phủ lúc này vẫn là tập trung cảicách khu vực hành chính công, tăng thuế và thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệpnhà nước. Theo ông, tiến bộ trong các lĩnh vực này là tiền đề không chỉ cho tăngtrưởng kinh tế, mà cả cho sự tham gia bền vững của Hy Lạp trong các thể chế củaEU và Khu vực đồng euro.
Trong động thái liên quan, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra dự báo cho rằngHy Lạp sẽ trải qua thời kỳ suy thoái trầm trọng hơn nữa trong năm 2012.
Trong báo cáo công bố ngày 14/12, IMF nhận định sở dĩ định chế tài chính lớnnhất toàn cầu này hạ dự báo tăng trưởng GDP của Hy Lạp là do nước này còn chậmtrễ trong công cuộc cải cách nhằm cải thiện môi trường đầu tư.
IMF cho rằng GDP của Hy Lạp trong năm 2011 sẽ giảm 6%, chứ không phải 5,5%như dự báo trước đó. Năm 2012, IMF cũng đã điều chỉnh mức tăng trưởng GDP của HyLạp là giảm 3%, so với mức giảm 2,75% được dự đoán trước đó.
Ông Paul Thomsen, Trưởng phái đoàn IMF tại Hy Lạp, cho rằng tiến độ cải cáchchậm hơn so với kế hoạch và vẫn chưa đạt được sự thay đổi quan trọng cần thiếtđể tạo thay đổi đáng kể trong môi trường đầu tư là yếu tố khiến IMF hạ dự báotăng trưởng GDP của Hy Lạp. Tuy nhiên, ông Thomsen tỏ ra lạc quan rằng Athens sẽđạt được một thỏa thuận giảm nợ vào đầu năm tới với các nhà đầu tư thuộc khu vựctư nhân đang nắm giữ lượng trái phiếu chính phủ lớn của Hy Lạp.
Theo ông Thomsen, hiện chưa có cuộc thảo luận nào liên quan tới gói cứu trợthứ hai trị giá 130 tỷ euro dành cho Hy Lạp. Ông nhấn mạnh IMF chưa nhận đượcbất kỳ yêu cầu nào từ phía Hy Lạp về gói cứu trợ này.
Trong nỗ lực giúp châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ, ngày 14/12, IMF đãnhất trí giải ngân 3,9 tỷ euro cho Ireland - quốc gia thứ hai thuộc Eurozone cầuviện tài chính từ các tổ chức tín dụng quốc tế, sau Hy Lạp. Đây là khoản giảingân tiếp theo sau khi Ireland đã nhận được 13 tỷ euro trong gói cứu trợ trị giá23 tỷ euro IMF cam kết dành cho nước này hồi năm ngoái.
IMF đã đánh giá cao việc Ireland thực hiện tốt chương trình cắt giảm thâm hụtngân sách theo yêu cầu của định chế tài chính này. Khoản vay trị giá 23 tỷ eurolà một phần trong gói cứu trợ chung trị giá 85 tỷ euro (110 tỷ USD) mà IMF và EUcam kết dành cho nước này./.