Ngày 5/7, Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế châu Phi (UNECA) khẳng định châu Phi đã đạt được các tiến bộ quan trọng về giảm đói nghèo, giáo dục tiểu học, trao quyền cho phụ nữ và phòng chống đại dịch HIV/AIDS trong tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Trong báo cáo chung sẽ được chính thức công bố ngày 15/7 tới, UNECA, Liên minh châu Phi (AU), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhấn mạnh: châu Phi đã tiến những bước dài trong phổ cập và cân bằng giới trong giáo dục tiểu học, số nữ nghị sĩ trong quốc hội, và giảm mạnh tỷ lệ các ca lây nhiễm mới HIV/AIDS, đặc biệt trong nữ thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24.
Lần đầu tiên kể từ khi hồ sơ nghèo đói được ghi nhận, tỷ lệ nghèo đói và số người châu Phi sống cùng khổ đã giảm. Ngoại trừ khu vực Bắc Phi, tỷ lệ dân số châu Phi sống dưới mức nghèo khổ đã giảm từ 56,5% năm 1990 xuống 47,5% năm 2008. Số người nghèo ở châu Phi đã giảm từ 394,9 triệu người năm 1990 xuống 386 triệu người năm 2008. Châu Phi đã đạt được mục tiêu đưa hơn 1 tỷ người thoát khỏi tình trạng cùng khổ một phần lớn nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu lục này trong suốt thập kỷ qua.
Tuy nhiên, Báo cáo chung của UNECA, AfDB, AU và UNDP cảnh báo châu Phi cần nỗ lực gấp bội mới có thể thực hiện thành công các MDG đúng hạn. Châu lục Đen vẫn đang đối mặt với các thách thức nghiêm trọng về giảm 50% tỷ lệ đói nghèo, tạo việc làm, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em hiện vẫn cao để đạt được các MDG vào thời hạn cuối cùng năm 2015.
Nhiều nước châu Phi có thể đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học nhưng đang đứng trước thách thức lớn về nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tăng tỷ lệ học sinh hoàn tất giáo dục tiểu học cũng như thúc đẩy các tiến bộ trong giáo dục trung học và đại học. Báo cáo khuyến khích các nước châu Phi thúc đẩy tiến bộ trong bình đẳng giới và tăng số nữ nghị sĩ trong các quốc hội thông qua các nỗ lực loại bỏ các tập quán văn hóa lạc hậu đang thủ tiêu sự đóng góp của phụ nữ vào phát triển đất nước.
Châu Phi cũng phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng thu nhập, tiếp cận hạn chế và chất lượng chuyển giao các dịch vụ còn thấp kém, tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ nghèo khổ trong phụ nữ cao, việc làm dễ bị tổn thương, đặc biệt châu Phi dễ bị tổn thương trước các tác động của các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài cũng như từ biến đổi khí hậu. Các thách thức này phá hoại các nỗ lực giảm đói nghèo của châu Phi. Vì vậy, báo cáo kêu gọi các nước châu Phi thúc đẩy đường lối hòa nhập có tính đến các mối quan hệ nội tại giữa các mục tiêu và các chỉ số MDG khi châu Phi tham gia quá trình xác định lộ trình phát triển bền vững sau Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20)./.
Trong báo cáo chung sẽ được chính thức công bố ngày 15/7 tới, UNECA, Liên minh châu Phi (AU), Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) nhấn mạnh: châu Phi đã tiến những bước dài trong phổ cập và cân bằng giới trong giáo dục tiểu học, số nữ nghị sĩ trong quốc hội, và giảm mạnh tỷ lệ các ca lây nhiễm mới HIV/AIDS, đặc biệt trong nữ thanh niên độ tuổi từ 15 đến 24.
Lần đầu tiên kể từ khi hồ sơ nghèo đói được ghi nhận, tỷ lệ nghèo đói và số người châu Phi sống cùng khổ đã giảm. Ngoại trừ khu vực Bắc Phi, tỷ lệ dân số châu Phi sống dưới mức nghèo khổ đã giảm từ 56,5% năm 1990 xuống 47,5% năm 2008. Số người nghèo ở châu Phi đã giảm từ 394,9 triệu người năm 1990 xuống 386 triệu người năm 2008. Châu Phi đã đạt được mục tiêu đưa hơn 1 tỷ người thoát khỏi tình trạng cùng khổ một phần lớn nhờ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của châu lục này trong suốt thập kỷ qua.
Tuy nhiên, Báo cáo chung của UNECA, AfDB, AU và UNDP cảnh báo châu Phi cần nỗ lực gấp bội mới có thể thực hiện thành công các MDG đúng hạn. Châu lục Đen vẫn đang đối mặt với các thách thức nghiêm trọng về giảm 50% tỷ lệ đói nghèo, tạo việc làm, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và tỷ lệ tử vong của bà mẹ và trẻ em hiện vẫn cao để đạt được các MDG vào thời hạn cuối cùng năm 2015.
Nhiều nước châu Phi có thể đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học nhưng đang đứng trước thách thức lớn về nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học, tăng tỷ lệ học sinh hoàn tất giáo dục tiểu học cũng như thúc đẩy các tiến bộ trong giáo dục trung học và đại học. Báo cáo khuyến khích các nước châu Phi thúc đẩy tiến bộ trong bình đẳng giới và tăng số nữ nghị sĩ trong các quốc hội thông qua các nỗ lực loại bỏ các tập quán văn hóa lạc hậu đang thủ tiêu sự đóng góp của phụ nữ vào phát triển đất nước.
Châu Phi cũng phải đối mặt với thách thức nghiêm trọng về bất bình đẳng thu nhập, tiếp cận hạn chế và chất lượng chuyển giao các dịch vụ còn thấp kém, tỷ lệ tăng dân số và tỷ lệ nghèo khổ trong phụ nữ cao, việc làm dễ bị tổn thương, đặc biệt châu Phi dễ bị tổn thương trước các tác động của các cơn sốc kinh tế từ bên ngoài cũng như từ biến đổi khí hậu. Các thách thức này phá hoại các nỗ lực giảm đói nghèo của châu Phi. Vì vậy, báo cáo kêu gọi các nước châu Phi thúc đẩy đường lối hòa nhập có tính đến các mối quan hệ nội tại giữa các mục tiêu và các chỉ số MDG khi châu Phi tham gia quá trình xác định lộ trình phát triển bền vững sau Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20)./.
(TTXVN)