Hội nghị thượng đỉnh châu Phi-Liên minh châu Âu (EU) lần thứ 3 diễn ra trong hai ngày tại thủ đô Tripoli của Libya đã kết thúc ngày 30/11, sau khi đưa ra một tuyên bố chung và thông qua một kế hoạch hành động trong 3 năm tới nhằm đẩy mạnh quan hệ đối tác.
"Tuyên bố Tripoli" khẳng định quan hệ đối tác châu Phi-EU là "một trong những mối quan hệ bền vững nhất trên toàn cầu và có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên," đồng thời cam kết châu Phi và EU sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ giữa hai bên lên một tầm chiến lược mới và bình đẳng.
Kế hoạch hành động được thông qua tại hội nghị xác định các lĩnh vực hợp tác chủ chốt gồm biến đổi khí hậu, ngăn ngừa xung đột, quản lý hiệu quả, năng lượng bền vững, cơ sở hạ tầng, an ninh lương thực và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Ngoài ra, cả hai bên cũng cam kết đẩy mạnh các lĩnh vực kinh tế tư nhân, coi đó là động lực then chốt đối với tăng trưởng kinh tế bền vững và để hai bên có thể đi đến ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPAs).
Hiệp định đối tác kinh tế là vấn đề gây tranh cãi nhiều năm nay giữa châu Phi và EU, nhưng không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị lần này.
Từ năm 2002, EU đã thuyết phục châu Phi ký hiệp định mà EU cho rằng tạo thuận lợi cho các quốc gia châu Phi vào thị trường EU gồm 27 quốc gia thành viên nếu châu Phi đồng ý giảm thuế các mặt hàng của châu Âu vào khu vực này.
Tuy nhiên, đa số các lãnh đạo châu Phi bác bỏ thỏa thuận này vì quan ngại sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các công ty trong khu vực.
Theo tuyên bố của hội nghị, từ nay đến năm 2013 EU sẽ chi 50 tỷ euro (65 tỷ USD) để hỗ trợ phát triển toàn diện mối quan hệ đối tác giữa châu Phi và EU./.
"Tuyên bố Tripoli" khẳng định quan hệ đối tác châu Phi-EU là "một trong những mối quan hệ bền vững nhất trên toàn cầu và có tầm quan trọng chiến lược đối với cả hai bên," đồng thời cam kết châu Phi và EU sẽ tiếp tục nỗ lực đưa quan hệ giữa hai bên lên một tầm chiến lược mới và bình đẳng.
Kế hoạch hành động được thông qua tại hội nghị xác định các lĩnh vực hợp tác chủ chốt gồm biến đổi khí hậu, ngăn ngừa xung đột, quản lý hiệu quả, năng lượng bền vững, cơ sở hạ tầng, an ninh lương thực và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.
Ngoài ra, cả hai bên cũng cam kết đẩy mạnh các lĩnh vực kinh tế tư nhân, coi đó là động lực then chốt đối với tăng trưởng kinh tế bền vững và để hai bên có thể đi đến ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPAs).
Hiệp định đối tác kinh tế là vấn đề gây tranh cãi nhiều năm nay giữa châu Phi và EU, nhưng không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị lần này.
Từ năm 2002, EU đã thuyết phục châu Phi ký hiệp định mà EU cho rằng tạo thuận lợi cho các quốc gia châu Phi vào thị trường EU gồm 27 quốc gia thành viên nếu châu Phi đồng ý giảm thuế các mặt hàng của châu Âu vào khu vực này.
Tuy nhiên, đa số các lãnh đạo châu Phi bác bỏ thỏa thuận này vì quan ngại sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các công ty trong khu vực.
Theo tuyên bố của hội nghị, từ nay đến năm 2013 EU sẽ chi 50 tỷ euro (65 tỷ USD) để hỗ trợ phát triển toàn diện mối quan hệ đối tác giữa châu Phi và EU./.
(TTXVN/Vietnam+)