Đêm 27/2 (tức ngày 14 tháng Giêng năm Canh Dần), tại Đền Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đã khai mạc Lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần. Đây là lần đầu tiên, lễ phát lương được khôi phục lại và tổ chức long trọng với quy mô lớn, hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội và 710 năm ngày mất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Không chỉ mang ý nghĩa khai lộc đầu xuân, lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần còn là dịp để nhân dân tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân đã từng làm nên những trang lịch sử hào hùng trong giữ nước, chống giặc ngoại xâm và là việc làm thiết thực nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá của dân tộc.
Hàng vạn người dân địa phương cùng khách thập phương đã tập trung về khu đền Trần Thương trong đêm 14 rạng sáng ngày 15 âm lịch. Ai cũng muốn xin cho mình túi lương để cầu tài lộc nên cảnh chen lấn xô đẩy đã diễn ra rất phức tạp. Một số người đã ngất xỉu hoặc gặp chấn thương vì chen lấn trong lúc xin lương.
Lộn xộn từ lúc chưa phát lương
Bắt đầu từ 20 giờ tối, khu đền Trần Thương tại xã Nhân Đạo-Lý Nhân đã có hàng nghìn người tập trung tại cổng đền để chứng kiến buổi lễ. Cho đến thời điểm 22 giờ, con số khách thập phương và người dân địa phương đã lên tới hàng vạn người và cũng bắt đầu từ đây cảnh xô đẩy diễn ra với hình ảnh nhốn nháo.
Buổi rước kiệu cùng các túi lương diễn ra rất chật vật khi đám đông người dân đã vây kín khu cổng đền. Lực lượng an ninh, bảo vệ đã được huy động tối đa nhưng cũng không thể giải quyết một cách triệt để tình trạng này. Đoàn rước thỉnh thoảng vẫn phải dừng lại để chờ lực lượng an ninh mở đường rồi mới có thể đi tiếp.
Anh Khương - một nhân viên bảo vệ buổi lễ nói: "Toàn lực lượng an ninh bảo vệ phải hơn 500 người mà cũng không thể giải quyết được đám đông".
Rất nhiều người do chen lấn mất cả giày dép, quần áo bị kéo rách bởi đám đông hỗn độn. Chị Oanh (Nam Định) đến hội chưa đầy 20 phút đã phải đi chân đất để xem buổi lễ. Vừa cười, vừa nói chị kể: "Mình cố chen vào để xem đoàn rước, ai ngờ vừa chen vào đã bị mọi người xung quanh giẫm lên chân làm mất cả đôi dép..."
Không mất dép như chị Oanh nhưng chị Thoa (Hà Nam) rất hoảng loạn vì vừa bị đám đông đè lên người. Chị Thoa kể lại: "Đang đứng xem bị đám người phía sau đẩy lên, trượt chân mình ngã ra, mấy phụ nữ cũng ngã theo đè hết cả lên người. Phải gắng hết sức đứng dậy rồi nhanh chóng đi ra ngoài nếu không chắc bị đè đến bẹp cả người".
Càng tiến gần đến lễ phát lương, cảnh tượng chen chúc lại thêm phần phức tạp. Ngay các đại biểu đến dự cũng khó có thể tìm cho mình một vị trí để xem các nghi thức của buổi lễ linh thiêng.
Anh Trần Văn Toàn, một đại biểu được mời đến từ tỉnh Hưng Yên nói: "Rõ ràng là được mời đến xem mà cũng không có chỗ mà đứng. Người đến xem quá đông, ai có sức chen lấn may ra còn có chỗ mà đứng...".
"Chết ngất" vẫn chưa xin được lương
Sau những nghi lễ truyền thống tế lễ Đức Thánh Trần, đúng giờ Tý (tức 0 giờ ngày 15 tháng Giêng âm lịch) lễ phát lương chính thức được bắt đầu với việc đọc Mật Lễ mở kho lương Đức Thánh Trần phát lương cho quân, nhân và khai ấn của Đức Thánh Trần; dâng hương Đức Thánh Trần và phát túi lương (gồm các vật phẩm ngô vàng, thóc nếp và tờ in Ấn vua Trần) cho người dự lễ.
Biển người lúc này ào vào các điểm phát lương do ban tổ chức bố trí để tranh xin túi lương. Thanh niên, trẻ nhỏ, người già, ai cũng muốn xin bằng được cho mình một túi lương để lấy may, họ giẫm đạp lên nhau để có thể tiến gần vào khu cửa phát lương.
Lễ phát lương diễn ra chưa đầy được nửa tiếng thì đã có nhiều người đã phải "chào thua" vì không đủ sức để chen. Một số cụ già không thể đủ sức chen lấn vào đám đông thanh niên to khỏe đuối sức đã ngất xỉu.
Anh Tới, một người dân địa phương trực tiếp hô hấp nhân tạo cho vài trường hợp bị ngất xỉu kể lại: "Đa phần đều là người già và phụ nữ. Đám đông chen lấn đều là thanh niên khỏe mạnh, mà không ai chịu nhường ai thì bị như thế này cũng là chuyện thường...".
Ngay những người đủ sức chen chân xin được túi lương nhưng khi quay ra do những người xung quanh xô đạp đã ngã và làm rơi túi lương giữa đám đông hỗn độn.
Anh Nguyễn Văn Long (Hà Nội), ngồi thất thểu, đầu đang chảy máy vì bị ngã. Khuôn mặt không thể giấu nổi nỗi tức giận, anh Long nói: "Mình đã lấy được một túi lương rồi nhưng khi quay ra bị đám đông phía sau đẩy mạnh quá, trượt chân bị ngã, mấy người phía sau còn đi lên cả người. Cũng may là có vài người phía trước kéo lên chứ không thì chắc bị giẫm đến chết mất".
Mặc dù đã gần tới sáng nhưng biển người vẫn đổ về đền Trần Thương mỗi lúc một đông, những mong sẽ có được một vật phẩm linh thiêng đầu xuân mới trong tổng số 18.000 túi lương sẽ được phân phát. Lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần sẽ kéo dài hết ngày hôm nay 28/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Dần)./.
Không chỉ mang ý nghĩa khai lộc đầu xuân, lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần còn là dịp để nhân dân tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân đã từng làm nên những trang lịch sử hào hùng trong giữ nước, chống giặc ngoại xâm và là việc làm thiết thực nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử quý giá của dân tộc.
Hàng vạn người dân địa phương cùng khách thập phương đã tập trung về khu đền Trần Thương trong đêm 14 rạng sáng ngày 15 âm lịch. Ai cũng muốn xin cho mình túi lương để cầu tài lộc nên cảnh chen lấn xô đẩy đã diễn ra rất phức tạp. Một số người đã ngất xỉu hoặc gặp chấn thương vì chen lấn trong lúc xin lương.
Lộn xộn từ lúc chưa phát lương
Bắt đầu từ 20 giờ tối, khu đền Trần Thương tại xã Nhân Đạo-Lý Nhân đã có hàng nghìn người tập trung tại cổng đền để chứng kiến buổi lễ. Cho đến thời điểm 22 giờ, con số khách thập phương và người dân địa phương đã lên tới hàng vạn người và cũng bắt đầu từ đây cảnh xô đẩy diễn ra với hình ảnh nhốn nháo.
Buổi rước kiệu cùng các túi lương diễn ra rất chật vật khi đám đông người dân đã vây kín khu cổng đền. Lực lượng an ninh, bảo vệ đã được huy động tối đa nhưng cũng không thể giải quyết một cách triệt để tình trạng này. Đoàn rước thỉnh thoảng vẫn phải dừng lại để chờ lực lượng an ninh mở đường rồi mới có thể đi tiếp.
Anh Khương - một nhân viên bảo vệ buổi lễ nói: "Toàn lực lượng an ninh bảo vệ phải hơn 500 người mà cũng không thể giải quyết được đám đông".
Rất nhiều người do chen lấn mất cả giày dép, quần áo bị kéo rách bởi đám đông hỗn độn. Chị Oanh (Nam Định) đến hội chưa đầy 20 phút đã phải đi chân đất để xem buổi lễ. Vừa cười, vừa nói chị kể: "Mình cố chen vào để xem đoàn rước, ai ngờ vừa chen vào đã bị mọi người xung quanh giẫm lên chân làm mất cả đôi dép..."
Không mất dép như chị Oanh nhưng chị Thoa (Hà Nam) rất hoảng loạn vì vừa bị đám đông đè lên người. Chị Thoa kể lại: "Đang đứng xem bị đám người phía sau đẩy lên, trượt chân mình ngã ra, mấy phụ nữ cũng ngã theo đè hết cả lên người. Phải gắng hết sức đứng dậy rồi nhanh chóng đi ra ngoài nếu không chắc bị đè đến bẹp cả người".
Càng tiến gần đến lễ phát lương, cảnh tượng chen chúc lại thêm phần phức tạp. Ngay các đại biểu đến dự cũng khó có thể tìm cho mình một vị trí để xem các nghi thức của buổi lễ linh thiêng.
Anh Trần Văn Toàn, một đại biểu được mời đến từ tỉnh Hưng Yên nói: "Rõ ràng là được mời đến xem mà cũng không có chỗ mà đứng. Người đến xem quá đông, ai có sức chen lấn may ra còn có chỗ mà đứng...".
"Chết ngất" vẫn chưa xin được lương
Sau những nghi lễ truyền thống tế lễ Đức Thánh Trần, đúng giờ Tý (tức 0 giờ ngày 15 tháng Giêng âm lịch) lễ phát lương chính thức được bắt đầu với việc đọc Mật Lễ mở kho lương Đức Thánh Trần phát lương cho quân, nhân và khai ấn của Đức Thánh Trần; dâng hương Đức Thánh Trần và phát túi lương (gồm các vật phẩm ngô vàng, thóc nếp và tờ in Ấn vua Trần) cho người dự lễ.
Biển người lúc này ào vào các điểm phát lương do ban tổ chức bố trí để tranh xin túi lương. Thanh niên, trẻ nhỏ, người già, ai cũng muốn xin bằng được cho mình một túi lương để lấy may, họ giẫm đạp lên nhau để có thể tiến gần vào khu cửa phát lương.
Lễ phát lương diễn ra chưa đầy được nửa tiếng thì đã có nhiều người đã phải "chào thua" vì không đủ sức để chen. Một số cụ già không thể đủ sức chen lấn vào đám đông thanh niên to khỏe đuối sức đã ngất xỉu.
Anh Tới, một người dân địa phương trực tiếp hô hấp nhân tạo cho vài trường hợp bị ngất xỉu kể lại: "Đa phần đều là người già và phụ nữ. Đám đông chen lấn đều là thanh niên khỏe mạnh, mà không ai chịu nhường ai thì bị như thế này cũng là chuyện thường...".
Ngay những người đủ sức chen chân xin được túi lương nhưng khi quay ra do những người xung quanh xô đạp đã ngã và làm rơi túi lương giữa đám đông hỗn độn.
Anh Nguyễn Văn Long (Hà Nội), ngồi thất thểu, đầu đang chảy máy vì bị ngã. Khuôn mặt không thể giấu nổi nỗi tức giận, anh Long nói: "Mình đã lấy được một túi lương rồi nhưng khi quay ra bị đám đông phía sau đẩy mạnh quá, trượt chân bị ngã, mấy người phía sau còn đi lên cả người. Cũng may là có vài người phía trước kéo lên chứ không thì chắc bị giẫm đến chết mất".
Mặc dù đã gần tới sáng nhưng biển người vẫn đổ về đền Trần Thương mỗi lúc một đông, những mong sẽ có được một vật phẩm linh thiêng đầu xuân mới trong tổng số 18.000 túi lương sẽ được phân phát. Lễ hội Phát lương Đức Thánh Trần sẽ kéo dài hết ngày hôm nay 28/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng năm Canh Dần)./.
Ngọc Cương - Xuân Khu (Vietnam+)