Đại diện EVN cho biết với khách hàng sinh hoạt sử dụng dưới 200 kWh/tháng, mỗi tháng bình quân giá điện sẽ tăng 13.800 đồng/tháng/hộ. Sử dụng từ 200 kWh đến 300 kWh, mức tăng khoảng 32.000 đồng.
Doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm 2023 là 494.359,28 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022. Giá bán điện thương phẩm bình quân thực hiện là 1.953,57 đ/kWh, tăng 3,76% so với năm 2022.
Sau khi Thông tư quy định khung giá phát điện của nhà máy thủy điện tích năng được ban hành, các nhà máy điện thủy điện tích năng sẽ đàm phán giá với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành, EVN được điều chỉnh tăng tương ứng sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.
Theo Bộ Công Thương, việc rút ngắn chu kỳ điều hành giá điện bán lẻ bình quân từ 6 tháng/lần xuống còn 3 tháng sẽ giúp giá điện không bị dồn tích chi phí, ảnh hưởng tới cân bằng tài chính của EVN.
EVN quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân lên mức 1.920,3732 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5, tương đương tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
Theo Bộ Công Thương, doanh thu bán điện thương phẩm năm 2022 là 456.971,15 tỷ đồng, tăng 9,31% so với năm 2021. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN lỗ 36.294,15 tỷ đồng.
Các chuyên gia cho rằng, mức tăng giá điện bao nhiêu và thời điểm tăng cũng cần phải tính toán để ít tác động tiêu cực nhất tới nền kinh tế, phù hợp với sức chịu đựng của doanh nghiệp và người dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, giá điện có đặc trưng khác với giá xăng dầu, chi phí sản xuất-kinh doanh điện có sự phụ thuộc cao vào các mùa trong năm (mùa mưa và mùa khô).
Tại khu vực nông thôn tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện tính đến 31/12/2019 đạt 99,26%; chỉ còn khoảng 0,74% số hộ dân nông thôn chưa được tiếp cận điện.
Tổng cộng hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2017 và các hoạt động liên quan đến hoạt động điện năm 2017, EVN lãi 2.792,08 tỷ đồng, không tính tới thu nhập từ sản xuất khác.
EVN cho rằng, năm 2015 đã tiết kiệm chi phí và cân đối, phân bổ được 1.341 tỷ đồng vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015, việc tiết kiệm chi phí tự cân đối để giảm áp lực tăng giá bán lẻ điện.
Cục Điều tiết Điện lực yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV) thống kê con số cụ thể về chênh lệch tỷ giá để liên bộ Tài chính-Công thương xem xét.
Dự kiến doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ tăng được 13.000 tỷ đồng với mức tăng giá điện 7,5%, với khoản này EVN sẽ trích phần lớn cho đầu tư, trích trả cho bên bán điện nếu chi phí tăng.
Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, hiện khoản chi phí cộng dồn lên tới khoảng 15.000 tỷ đồng nên áp lực điều chỉnh giá điện trong năm 2015 là rất lớn.