Ngày 3/10, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với Hội Luật gia Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng tổ chức công bố chỉ số công lý năm 2012 đánh giá thực trạng về công bằng và bình đẳng dựa trên ý kiến của người dân.
Phát biểu tại lễ công bố, ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết chỉ số được công bố dựa trên kết quả tham khảo ý kiến của hơn 5.000 người dân (có kinh nghiệm thực tế) thuộc nhiều tầng lớp xã hội đang sinh sống ở 21 tỉnh, thành của Việt Nam.
Chỉ số công lý phản ánh ý kiến và nhận xét của người dân về hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản của người dân. Chỉ số này cung cấp một điểm tham chiếu hữu ích cho các biện pháp cải cách tiếp theo, nhằm làm cho hệ thống tư pháp và luật pháp của Việt Nam ngày càng có hiệu quả và nhạy bén hơn, đáp ứng với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết Báo cáo chỉ số công lý phản ánh 5 khía cạnh của quản trị công lý và chế độ pháp quyền theo ý kiến và sự trải nghiệm của người dân, cụ thể là khả năng tiếp cận, sự bình đẳng, tính liêm khiết, độ tin cậy cao và tính hiệu quả, cùng với việc bảo đảm các quyền cơ bản.
Báo cáo cũng phản ánh chính xác khả năng tiếp cận công lý của người dân, đồng thời cũng đưa ra những khuyến nghị thiết thực về mặt chính sách nhằm khắc phục những bất cập trong việc đảm bảo công lý cho người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội. Đây là sáng kiến quan trọng, phản ánh nguyện vọng của người dân về một xã hội dân chủ và công bằng mà Việt Nam đang thực hiện./.
Phát biểu tại lễ công bố, ông Bakhodir Burkhanov, Phó Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam cho biết chỉ số được công bố dựa trên kết quả tham khảo ý kiến của hơn 5.000 người dân (có kinh nghiệm thực tế) thuộc nhiều tầng lớp xã hội đang sinh sống ở 21 tỉnh, thành của Việt Nam.
Chỉ số công lý phản ánh ý kiến và nhận xét của người dân về hiệu quả hoạt động của các cơ quan Nhà nước trong việc bảo đảm công lý và các quyền cơ bản của người dân. Chỉ số này cung cấp một điểm tham chiếu hữu ích cho các biện pháp cải cách tiếp theo, nhằm làm cho hệ thống tư pháp và luật pháp của Việt Nam ngày càng có hiệu quả và nhạy bén hơn, đáp ứng với nhu cầu và nguyện vọng của người dân.
Ông Phạm Quốc Anh, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cho biết Báo cáo chỉ số công lý phản ánh 5 khía cạnh của quản trị công lý và chế độ pháp quyền theo ý kiến và sự trải nghiệm của người dân, cụ thể là khả năng tiếp cận, sự bình đẳng, tính liêm khiết, độ tin cậy cao và tính hiệu quả, cùng với việc bảo đảm các quyền cơ bản.
Báo cáo cũng phản ánh chính xác khả năng tiếp cận công lý của người dân, đồng thời cũng đưa ra những khuyến nghị thiết thực về mặt chính sách nhằm khắc phục những bất cập trong việc đảm bảo công lý cho người dân thuộc mọi tầng lớp xã hội. Đây là sáng kiến quan trọng, phản ánh nguyện vọng của người dân về một xã hội dân chủ và công bằng mà Việt Nam đang thực hiện./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN)