Trái với các dự đoán về tác động kép của việc tăng giá xăng và tăng lương cơ bản, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2012 cả nước chỉ tăng nhẹ 0,18% so với tháng Tư và tăng 8,34% so với cùng kỳ 2011.
Với mức tăng nhẹ này, CPI năm tháng qua chỉ tăng 2,78% so với tháng 12/2011, giúp CPI bình quân năm tháng qua chỉ tăng 13,3% so với bình quân cùng kỳ 2011.
Trên đây là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/5.
CPI tháng Năm tăng ở 9/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,33-3,09%; trong đó, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng mạnh nhất; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng thấp nhất.
Hai nhóm giảm gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở và vật liệu xây dựng.
Theo Vụ trưởng Vụ giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, mặc dù chịụ tác động không nhỏ của đợt tăng giá xăng dầu ngày 20/4 và tăng lương tối thiểu từ 1/5 nhưng nhờ nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 40%) trong Rổ hàng hóa chung là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm tới 0,14% đã góp phần quan trọng giúp CPI tháng Năm chỉ tăng nhẹ.
Điểm đáng chú ý là các mặt hàng lương thực giảm nhẹ, giá gạo tiếp tục giảm đã làm nhóm lương thực giảm 0,54 % so tháng trước do nguồn cung dồi dào.
Song hành với lương thực, thực phẩm giảm 0,26% so tháng trước, trong đó các mặt hàng thịt bò, cá, hải sản giá ổn định và giảm nhẹ.
Cùng với hàng ăn và dịch vụ ăn uống, việc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như ximăng, sắt thép, gạch... phải hạ giá sản phẩm để giảm lượng tồn kho cũng như phải cạnh tranh khốc liệt khi cung vượt xa cầu đã khiến nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm mạnh.
Việc giảm giá nhiên liệu khí hóa lỏng (gas) cũng đóng góp vào mức giảm chung của toàn nhóm lên tới 0,97%. Nhờ vậy, nhóm này đã góp phần quan trọng vào kiềm giữ đà tăng chung của CPI cả nước.
Ông Thắng cũng cho biết mặc dù CPI tháng Năm chỉ tăng nhẹ nhưng so với mức tăng 0,05% của tháng Tư thì đây cũng là mức tăng đáng kể.
Mức tăng này cho thấy sức tiêu dùng của người dân đã được cải thiện đáng kể khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu tích cực. Điều này được minh chứng bằng mức tăng tới 3,09% của nhóm hàng hóa và dịch vụ khác.
Ngoài ra, việc tăng giá xăng trong tháng Ba là 2.100 đồng/lít, tăng thêm 900 đồng/lít vào cuối tháng Tư nhưng lại giảm hai lần trong tháng Năm (500 đồng/lít và 600 đồng/lít) đã khiến việc tăng giá xăng không gây tác động quá lớn tới CPI chung, thể hiện ở nhóm giao thông chỉ tăng 1,32%.
Trong tháng Năm, giá vàng trên thị trường trong nước giảm 2,17% so với tháng Tư khi giá vàng thế giới giảm sâu, khiến giá vàng năm tháng qua giảm 5,6% so với tháng 12/2011 nhưng vẫn tăng 17,72% so với bình quân năm tháng 2011.
Không cùng nhịp với vàng, giá USD trên thị trường lại có mức tăng nhẹ 0,06% so với tháng Tư, đưa giá USD bình quân năm tháng qua tăng 0,15% so với bình quân năm tháng 2011.
Tuy nhiên, giá USD từ đầu năm đến nay lại giảm tới 1% so với tháng 12/2011./.
Với mức tăng nhẹ này, CPI năm tháng qua chỉ tăng 2,78% so với tháng 12/2011, giúp CPI bình quân năm tháng qua chỉ tăng 13,3% so với bình quân cùng kỳ 2011.
Trên đây là số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/5.
CPI tháng Năm tăng ở 9/11 nhóm trong Rổ hàng hóa chung với mức tăng từ 0,33-3,09%; trong đó, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng mạnh nhất; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng thấp nhất.
Hai nhóm giảm gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống; nhà ở và vật liệu xây dựng.
Theo Vụ trưởng Vụ giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng, mặc dù chịụ tác động không nhỏ của đợt tăng giá xăng dầu ngày 20/4 và tăng lương tối thiểu từ 1/5 nhưng nhờ nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất (gần 40%) trong Rổ hàng hóa chung là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm tới 0,14% đã góp phần quan trọng giúp CPI tháng Năm chỉ tăng nhẹ.
Điểm đáng chú ý là các mặt hàng lương thực giảm nhẹ, giá gạo tiếp tục giảm đã làm nhóm lương thực giảm 0,54 % so tháng trước do nguồn cung dồi dào.
Song hành với lương thực, thực phẩm giảm 0,26% so tháng trước, trong đó các mặt hàng thịt bò, cá, hải sản giá ổn định và giảm nhẹ.
Cùng với hàng ăn và dịch vụ ăn uống, việc các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như ximăng, sắt thép, gạch... phải hạ giá sản phẩm để giảm lượng tồn kho cũng như phải cạnh tranh khốc liệt khi cung vượt xa cầu đã khiến nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm mạnh.
Việc giảm giá nhiên liệu khí hóa lỏng (gas) cũng đóng góp vào mức giảm chung của toàn nhóm lên tới 0,97%. Nhờ vậy, nhóm này đã góp phần quan trọng vào kiềm giữ đà tăng chung của CPI cả nước.
Ông Thắng cũng cho biết mặc dù CPI tháng Năm chỉ tăng nhẹ nhưng so với mức tăng 0,05% của tháng Tư thì đây cũng là mức tăng đáng kể.
Mức tăng này cho thấy sức tiêu dùng của người dân đã được cải thiện đáng kể khi nền kinh tế đã có những dấu hiệu tích cực. Điều này được minh chứng bằng mức tăng tới 3,09% của nhóm hàng hóa và dịch vụ khác.
Ngoài ra, việc tăng giá xăng trong tháng Ba là 2.100 đồng/lít, tăng thêm 900 đồng/lít vào cuối tháng Tư nhưng lại giảm hai lần trong tháng Năm (500 đồng/lít và 600 đồng/lít) đã khiến việc tăng giá xăng không gây tác động quá lớn tới CPI chung, thể hiện ở nhóm giao thông chỉ tăng 1,32%.
Trong tháng Năm, giá vàng trên thị trường trong nước giảm 2,17% so với tháng Tư khi giá vàng thế giới giảm sâu, khiến giá vàng năm tháng qua giảm 5,6% so với tháng 12/2011 nhưng vẫn tăng 17,72% so với bình quân năm tháng 2011.
Không cùng nhịp với vàng, giá USD trên thị trường lại có mức tăng nhẹ 0,06% so với tháng Tư, đưa giá USD bình quân năm tháng qua tăng 0,15% so với bình quân năm tháng 2011.
Tuy nhiên, giá USD từ đầu năm đến nay lại giảm tới 1% so với tháng 12/2011./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN)