Theo Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, trong tháng Sáu, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trên địa bàn đã có mức tăng 0,35% so với tháng trước.
Như vậy, nếu so với đầu năm, chỉ số này có mức tăng 4,88% và so với cách đây một năm có mức tăng 9,55%.
Trong tháng này, nhóm văn hóa-giải trí-du lịch và nhóm nhà ở-điện-nước-vật liệu xây dựng là hai nhóm hàng tăng mạnh nhất với mức tăng lần lượt là 0,93% và 0,87%. Kế đến là các nhóm hàng dịch vụ ăn uống (+0,57%), nhóm hàng hóa dịch vụ khác (+0,56%) và nhóm bưu chính viễn thông (+0,42%).
Các nhóm hàng khác tăng không đáng kể, riêng nhóm giao thông giảm khá (-0,62%).
Theo các chuyên gia về thị trường, giá lương thực sau khi giảm nhẹ ở tháng trước 0,39% thì tháng này tiếp tục giảm thêm 0,03%. Nguyên nhân là nguồn cung tăng, trong đó nguồn nhập khẩu từ Campuchia tăng mạnh. Bên cạnh đó lượng gạo tồn kho vụ Đông Xuân còn nhiều, nhu cầu nhập khẩu gạo ở các nước châu Á trong quý 2 giảm mạnh...
Giá thực phẩm trong tháng tăng nhẹ (+0,69%), nhóm hàng tăng đáng kể là thịt chế biến (+0,42%), trứng (+1,96%), thủy hải sản tươi sống (+0,78%), thủy hải sản chế biến (+0,38%), đậu hạt các loại (+1,03%), rau các loại (+2,38%), trái cây (+1,76%), đường các loại (+0,45%)...
Riêng gia súc tươi sống giảm 0,13%, trong đó thịt lợn giảm 0,13%, thịt bò giảm 0,20%.
Trong nhóm nhà ở-điện-nước-vật liệu xây dựng, giá vật liệu xây dựng giảm 0,04%, dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,13%, giá nước sinh hoạt tăng 3,29%, điện sinh hoạt tăng 3,73%, ga và các loại chất đốt khác giảm 1,10%.
Như vậy, có thể thấy giá điện và giá nước tăng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng giá nhóm này.
Trong tháng Sáu, giá vàng tục biến động và có mức tăng 3,49%, nhưng giá USD lại có mức giảm 0,09%./.
Như vậy, nếu so với đầu năm, chỉ số này có mức tăng 4,88% và so với cách đây một năm có mức tăng 9,55%.
Trong tháng này, nhóm văn hóa-giải trí-du lịch và nhóm nhà ở-điện-nước-vật liệu xây dựng là hai nhóm hàng tăng mạnh nhất với mức tăng lần lượt là 0,93% và 0,87%. Kế đến là các nhóm hàng dịch vụ ăn uống (+0,57%), nhóm hàng hóa dịch vụ khác (+0,56%) và nhóm bưu chính viễn thông (+0,42%).
Các nhóm hàng khác tăng không đáng kể, riêng nhóm giao thông giảm khá (-0,62%).
Theo các chuyên gia về thị trường, giá lương thực sau khi giảm nhẹ ở tháng trước 0,39% thì tháng này tiếp tục giảm thêm 0,03%. Nguyên nhân là nguồn cung tăng, trong đó nguồn nhập khẩu từ Campuchia tăng mạnh. Bên cạnh đó lượng gạo tồn kho vụ Đông Xuân còn nhiều, nhu cầu nhập khẩu gạo ở các nước châu Á trong quý 2 giảm mạnh...
Giá thực phẩm trong tháng tăng nhẹ (+0,69%), nhóm hàng tăng đáng kể là thịt chế biến (+0,42%), trứng (+1,96%), thủy hải sản tươi sống (+0,78%), thủy hải sản chế biến (+0,38%), đậu hạt các loại (+1,03%), rau các loại (+2,38%), trái cây (+1,76%), đường các loại (+0,45%)...
Riêng gia súc tươi sống giảm 0,13%, trong đó thịt lợn giảm 0,13%, thịt bò giảm 0,20%.
Trong nhóm nhà ở-điện-nước-vật liệu xây dựng, giá vật liệu xây dựng giảm 0,04%, dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,13%, giá nước sinh hoạt tăng 3,29%, điện sinh hoạt tăng 3,73%, ga và các loại chất đốt khác giảm 1,10%.
Như vậy, có thể thấy giá điện và giá nước tăng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng giá nhóm này.
Trong tháng Sáu, giá vàng tục biến động và có mức tăng 3,49%, nhưng giá USD lại có mức giảm 0,09%./.
Hà Huy Hiệp (Vietnam+)