[Thông qua nghị định về phân cấp quản lý các DNNN]
Dự thảo Nghịđịnh xác định rõ, Nhà nước đầu tư vốn, tài sản vào doanhnghiệp hoạt động trong những ngành, lĩnh vực, khâu then chốt,cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội vàquốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thựchiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọngđể Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn địnhkinh tế vĩ mô.
Theo đó, Chính phủ là cơ quan hành chính Nhànước cao nhất, thống nhất quản lý và thực hiện chức năng chủsở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tưvào doanh nghiệp.
Dự thảo Nghị định quyđịnh cụ thể việc phân công, phân cấp thực hiện các quyền,trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp mànhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữuhạn 1 thành viên; doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ cổ phầnchi phối.
Sẽ ban hành Nghị định riêng đối với từng Tập đoàn
Dự thảo Nghị định cũng quy định 8 quyền, tráchnhiệm của Chính phủ đối với Tập đoàn, Tổng công ty 100% vốnNhà nước.
Chính phủ Quy định về thành lập, tổ chức lại,chuyển đổi sở hữu, giải thể công ty; quy định điều lệ củatừng tập đoàn kinh tế nhà nước; quy định về bổ nhiệm, bổnhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợpđồng, khen thưởng, kỷ luật đối với Chủ tịch và thành viên Hộiđồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, TổngGiám đốc (Giám đốc) công ty; quy định số lượng thành viên Hộiđồng thành viên, số lượng Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn kinh tếnhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viênkhác; quy định chế độ quản lý tài chính, phân phối lợi nhuận,trích lập và sử dụng các quỹ; chế độ báo cáo và công khaitài chính của công ty; cơ chế kiểm tra thực hiện.
Theo đó, Chính phủ sẽ phê duyệt Nghị định riêng quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, tổ chức… của từng Tập đoàn, nhằmtăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trong khi vẫn tạo điềukiện thuận lợi để Tập đoàn phát huy tối đa tiềm năng, lợi thếcủa mình trong tổ chức hoạt động, sản xuất kinh doanh. Mộtsố Tổng công ty có vai trò quan trọng, sản phẩm-dịch vụ ảnhhưởng lớn đến kinh tế-xã hội (như Xăng dầu, Lương thực, Hàngkhông…) sẽ có thể có Nghị định riêng như đối với các Tậpđoàn.
Chính phủ cũng nắm quyền quy định chế độ tuyển dụng,chế độ tiền lương, tiền thưởng của công ty; tiền lương, tiềnthưởng và các quyền lợi khác của Chủ tịch và thành viên Hộiđồng thành viên hoặc Chủ tịch Công ty, Kiểm soát viên, Tổnggiám đốc (Giám đốc) công ty; quy định cơ chế giao nhiệm vụ vàtham gia thực hiện việc cung cấp và đảm bảo các sản phẩm,dịch vụ công ích, thiết yếu của nền kinh tế; quy định chế độgiám sát, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật;
Chính phủ cúng sẽ quy định việcthực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao,quản lý, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn; quy định tiêuchí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao,kết quả hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty;đánh giá Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủtịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc), PhóTổng giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng công ty.
Dự thảo Nghị định quy định Thủ tướng Chính phủ nắm4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước. Theo đó, Thủ tướngquyết định thành lập, mục tiêu, nhiệm vụ và ngành, nghề kinhdoanh; việc tổ chức lại, chuyển, đổi sở hữu, giải thể và yêucầu phá sản; phê duyệt đề án thành lập công ty con 100% vốnnhà nước; phê duyệt chủ trương thành lập, tổ chức lại, giảithể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụthuộc khác. Thủ tướng quyết định vốn điều lệ khi thành lậpvà điều chỉnh vốn điều lệ trong quá trình hoạt động.
Dự thảo Nghị định cũng quy định Thủ tướng quyếtđịnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, từ chức, khenthưởng, kỷ luật đối với chủ tịch và thành viên Hội đồngthành viên; quyết định cụ thể số lượng thành viên Hội đồngthành viên, Phó Tổng Giám đốc. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kếhoạch đầu tư phát triển 5 năm của các Tập đoàn.
Đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên, Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án thành lập công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, Ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định thành lập; phê duyệt Đề án thành lập công tycon 100% vốn nhà nước của công ty do Bộ, Ủy ban nhân dân cấptỉnh quyết định thành lập, theo đề nghị của Bộ, Ủy ban Nhândân cấp tỉnh; phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanhnghiệp nhà nước (bao gồm cả Đề án của Tập đoàn kinh tế nhànước) theo đề nghị của Bộ quản lý ngành, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh; Quyđịnh quy chế hoạt động của Kiểm soát viên.
Bộ quản lý ngành là cấp trên trực tiếp tại Tập đoàn
Dự thảo Nghị định còn quy định Bộ quản lý ngành làcơ quan cấp trên trực tiếp của Hội đồng thành viên tại Tậpđoàn kinh tế nhà nước. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyếtđịnh thành lập; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giảithể và yêu cầu phá sản.
Theo đó, BộQuản lý ngành thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể, bao gồmphê duyệt chủ trương đối với việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại,miễn nhiệm, từ chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khenthưởng, kỷ luật Tổng Giám đốc; quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệmlại, miễn nhiệm, từ chức, khen thưởng, kỷ luật kiểm soát viênchuyên ngành và trả lương cho chức danh này.
Nghị định cũng quy định rõ quyền, trách nhiệm của các Bộtổng hợp, bao gồm Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Laođộng-Thương binh-Xã hội, Nội vụ; quyền, trách nhiệm của Hộiđồng thành viên, Chủ tịch công ty.
Phátbiểu thảo luận, các thành viên Chính phủ đã nêu nhiều ý kiếngóp ý, tập trung vào quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các Bộtổng hợp, Bộ chuyên ngành, Ủy ban Nhân dân các địa phương đối với doanhnghiệp nhà nước nắm 100% vốn; doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổphần chi phối theo hướng quy định rõ, phân cấp cụ thể, tránhchồng chéo.
Sau khi tổng hợp đầy đủ ýkiến của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽsớm ký ban hành Nghị định về phân công, phân cấp thực hiện cácquyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đốivới doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp../.