Trong báo cáo "Phối hợp ứng phó với tấn công khủng bố hóa học và sinh học" của Nhóm đặc nhiệm chống khủng bố của Liên hợp quốc (CTITF) công bố ngày 10/11, các chuyên gia cho rằng thế giới có thể nâng cao khả năng phòng ngừa và giải quyết các mối đe dọa khủng bố bằng vũ khí hóa học và sinh học một cách hữu hiệu thông qua việc phối hợp-chia sẻ thông tin.
Theo báo cáo của CTITF, sự phối hợp để ứng phó trong trường hợp xảy ra tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh học và hóa học sẽ đạt hiệu quả cao với những việc làm cụ thể như giữa Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác - đang giúp các quốc gia xây dựng khả năng phòng ngừa và sẵn sàng đối phó với nguy cơ khủng bố hóa sinh - thúc đẩy việc chia sẻ thông tin hiệu quả hơn, đảm bảo sự hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia.
Đối với các tổ chức quốc tế đang nghiên cứu và ứng dụng các công cụ chống khủng bố hóa học và sinh học, ngoài việc bản thân các tổ chức này tự nâng cao khả năng phối hợp và chia sẻ thông tin, CTITF sẽ giúp xây dựng một diễn đàn tạo điều kiện cho việc trao đổi được thường xuyên
Liên quan đến Hệ thống phối hợp và đánh giá thảm họa của Liên hợp quốc (UNDAC), các nước thành viên nên chính thức thông qua và lấy nó làm cơ chế cho việc phối hợp các nỗ lực giải cứu trong các tình huống liên quan đến vũ khí hóa học và sinh học, đồng thời các nước cần thực hiện tốt công tác phối hợp ở cấp độ quốc tế trong huấn luyện và diễn tập nhằm sẵn sàng đối phó với tình huống.
Báo cáo của CTITF còn đề cập đến vấn đề phát hiện và cảnh báo sớm việc rò rỉ hóa chất và sinh học, cho rằng trong khi các hệ thống giám sát dịch bệnh và cảnh báo sớm đang được nâng cấp, sự phối hợp-trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau cũng cần được cải thiện.
Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác-chia sẻ thông tin giữa Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol và các tổ chức khác có nhiệm vụ điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học và sinh học với các tổ chức có nhiệm vụ đối phó với việc này phải được tiếp tục nâng cao.
Ngoài ra, CTITF đề cao việc xây dựng nhận thức về sự hỗ trợ và cố vấn kỹ thuật trong việc khử độc, xử lý hóa chất trong giai đoạn phục hồi sau khi hóa chất hoặc sinh chất bị xả ra bởi các phần tử khủng bố thông qua xây dựng nhận thức về sự hỗ trợ và cố vấn kỹ thuật trong việc khử độc, xử lý hóa chất và phục hồi.
Báo cáo của TITF nhấn mạnh sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn còn cần trong cả việc quản lý thông tin công cộng trong các tình huống khủng hoảng do các vụ tấn công khủng bố hóa học và sinh học gây ra, do đó cần xây dựng một cơ chế chia sẻ và phối hợp thông tin./.
Theo báo cáo của CTITF, sự phối hợp để ứng phó trong trường hợp xảy ra tấn công khủng bố bằng vũ khí sinh học và hóa học sẽ đạt hiệu quả cao với những việc làm cụ thể như giữa Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác - đang giúp các quốc gia xây dựng khả năng phòng ngừa và sẵn sàng đối phó với nguy cơ khủng bố hóa sinh - thúc đẩy việc chia sẻ thông tin hiệu quả hơn, đảm bảo sự hỗ trợ phù hợp với nhu cầu của mỗi quốc gia.
Đối với các tổ chức quốc tế đang nghiên cứu và ứng dụng các công cụ chống khủng bố hóa học và sinh học, ngoài việc bản thân các tổ chức này tự nâng cao khả năng phối hợp và chia sẻ thông tin, CTITF sẽ giúp xây dựng một diễn đàn tạo điều kiện cho việc trao đổi được thường xuyên
Liên quan đến Hệ thống phối hợp và đánh giá thảm họa của Liên hợp quốc (UNDAC), các nước thành viên nên chính thức thông qua và lấy nó làm cơ chế cho việc phối hợp các nỗ lực giải cứu trong các tình huống liên quan đến vũ khí hóa học và sinh học, đồng thời các nước cần thực hiện tốt công tác phối hợp ở cấp độ quốc tế trong huấn luyện và diễn tập nhằm sẵn sàng đối phó với tình huống.
Báo cáo của CTITF còn đề cập đến vấn đề phát hiện và cảnh báo sớm việc rò rỉ hóa chất và sinh học, cho rằng trong khi các hệ thống giám sát dịch bệnh và cảnh báo sớm đang được nâng cấp, sự phối hợp-trao đổi thông tin giữa các hệ thống khác nhau cũng cần được cải thiện.
Bên cạnh đó, quan hệ hợp tác-chia sẻ thông tin giữa Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol và các tổ chức khác có nhiệm vụ điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học và sinh học với các tổ chức có nhiệm vụ đối phó với việc này phải được tiếp tục nâng cao.
Ngoài ra, CTITF đề cao việc xây dựng nhận thức về sự hỗ trợ và cố vấn kỹ thuật trong việc khử độc, xử lý hóa chất trong giai đoạn phục hồi sau khi hóa chất hoặc sinh chất bị xả ra bởi các phần tử khủng bố thông qua xây dựng nhận thức về sự hỗ trợ và cố vấn kỹ thuật trong việc khử độc, xử lý hóa chất và phục hồi.
Báo cáo của TITF nhấn mạnh sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn còn cần trong cả việc quản lý thông tin công cộng trong các tình huống khủng hoảng do các vụ tấn công khủng bố hóa học và sinh học gây ra, do đó cần xây dựng một cơ chế chia sẻ và phối hợp thông tin./.
(TTXVN/Vietnam+)