Chia sẻ kinh nghiệm quản lý mạng lưới sông ngòi

Gần 100 đại biểu đã dự hội thảo tổng kết hoạt động, chia sẻ kinh nghiệm và xây kế hoạch hoạt động mạng lưới sông ngòi Việt Nam 2012.
Trong các ngày 12, 13/12 tại thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã diễn rahội thảo thường niên Mạng lưới sông ngòi Việt Nam 2011 (VRN), nhằm tổng kết hoạtđộng, chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2012 với sự tham dựcủa gần 100 đại biểu.

Hội thảo cũng thảo luận về hiện trạng và những tác động của hoạt động phát triểnliên quan đến sông ngòi và tài nguyên nước của Việt Nam.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận các đề tài ảnh hưởng vùng hạ lưu của đập SơnLa, đập Hòa Bình, ảnh hưởng đập trên dòng chính Mekong đến phù sa và cá trắng.Hội thảo cũng nóng lên với phần đánh giá tác động môi trường của VRN về 2 dự ánthủy điện Đồng Nai 6 và 6a...

Bên cạnh đó, vấn đề tái định cư và ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnhhưởng bởi thủy điện vẫn còn là những thách thức lớn ở hầu hết các dự án đã vàđang triển khai ở Việt Nam trong thời gian qua.

Ở phạm vi khu vực, vấn đề sông Mekong được quan tâm khi các quốc gia thượngnguồn có thể xây dựng đập thủy điện, đe dọa đến sinh kế và an ninh lương thựccủa cả một vùng châu thổ rộng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Trên cơ sở đó, hội thảo đồng thời khuyến nghị các chính sách về nâng cao hiệuquả quản lý tài nguyên nước, tổ chức quản lý lưu vực sông, thúc đẩy sự tham gia,giám sát của cộng đồng địa phương vì sự phát triển bền vững.

Hội thảo cũng là dịp để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm về một số chủ đề: ứng phóvới biến đổi khí hậu, tác động của đập thủy điện đối với lưu chuyển phù sa vàvùng duyên hải, địa mạo duyên hải trong mối quan hệ với các đập trên sông, vấnđề và các giải pháp lưu giữ phù sa trong lòng hồ thủy điện, cách tiếp cận và cáchoạt động liên quan tới biến đổi khí hậu của VRN./.

Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.