Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN

Loạt cổ phục các thời xưa đã được trình diễn nhân ngày vinh danh di sản văn hóa Việt Nam. Đây là nỗ lực của các nhóm nghiên cứu trẻ nhằm mang đến hình dung về "ngàn năm áo mũ" của người Việt.
Nhân Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), nhiều đơn vị độc lập chuyên nghiên cứu về cổ phục Việt đã có cơ hội trình diễn các sản phẩm phỏng dựng của mình. Đây là một hoạt động trong sự kiện ''Ngày hội Di sản Văn hóa Việt Nam và Trình diễn áo dài dân tộc truyền thống'' do Trung tâm UNESCO hỗ trợ Bảo tồn và Phát triển Nghệ thuật Việt Nam và Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp tổ chức, được thực hiện tại Hà Nội. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 2Nhiều đơn vị nghiên cứu tự phát về cổ phục Việt, vũ khí Việt như Đông Phong, Đa La Xước Phục, Đại Việt Phong Hoa, Cổ Trang Việt Quán, V Styles, Z và N đã cùng tham gia sự kiện. Trong hình là hai trang phục phỏng dựng thời Trần có sử dụng phụ kiện như kiếm và lệnh bài. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 3Khác với những thời kỳ như Lý, Lê, Trần... trang phục thời Nguyễn được các nhóm nghiên cứu này phỏng dựng nhiều nhất, lại có độ xác thực tương đối cao do còn nhiều nguồn tư liệu và có cơ hội được tiếp cận thuận cao hơn. Trong hình là thường phục của người dân dưới triều Nguyễn. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 4Áo mãng bào màu xanh lá đậm, dành cho quan tòng nhị phẩm - viên quan giúp việc cho quan nhị phẩm trong triều đình. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 5Trang phục trong hình được phỏng dựng theo tượng Hậu Phật của bà Nguyễn Thị Thanh thời Lê Trung Hưng. Bà có hiệu là Diệu Tịnh, ảnh tượng của bà được chụp tại chùa Đại Bi, huyện Gia Lâm, Hà Nội. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 6Bên cạnh tư liệu được ghi chép bằng chữ, nguồn tư liệu tham khảo của các đơn vị nghiên cứu tự phát chính là những bức vẽ, ảnh tư liệu cũ kỹ, tượng đá tại các chùa chiền... (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 7Trên thực tế, do Việt Nam nhiều lần trải qua các cuộc chiến tranh, nhiều tư liệu bị đốt, cướp hoặc không thể bảo quản... Vì vậy, khả năng tiếp cận tư liệu của người trẻ còn nhiều khó khăn, khó có thể dùng từ ''phục dựng'' (dựng lại chính xác) mà chỉ có thể dùng từ ''phỏng dựng'' (khôi phục tương đối, có nhiều chi tiết chưa chắc chắn chính xác). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 8Áo tứ thân của người phụ nữ miền Bắc. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 9Một người mẫu nữ diện áo ngũ thân tay thụng cùng nón quai thao. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 10Trong lịch sử, có những thời kỳ người Việt trong triều vận trang phục rất cầu kỳ song không dùng hài mà đi bằng chân trần, trong ảnh là một dạng phỏng dựng lại. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 11Bên cạnh tà áo thân trên giúp định hình tên gọi cả bộ đồ, nhiều trang phục cổ của Việt Nam xưa còn đi kèm với thường (váy quần). (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 12Một trong những đặc điểm dễ nhận diện nhất để gọi tên cổ phục Việt là phân biệt qua cổ áo và tà áo, trong hình là dạng áo cổ tròn, được gọi khái quát là áo viên lĩnh. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 13Đối với loại áo có hai vạt vắt chéo nhau thì có tên gọi chung là áo giao lĩnh. Trong hình là trang phục phỏng dựng từ tượng ông Vũ Miên (thời Lê), thuộc dòng họ nhà Vũ tại Bắc Ninh, tư liệu ảnh được lưu trữ lại Văn Miếu-Quốc Tử Giám. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 14Áo ngũ thân thời Nguyễn cho nam giới. Đúng như tên gọi, áo được may từ 5 khổ vải lớn, trong đó có 2 khổ tạo thành thân áo trước, 2 khổ thành thân áo sau và một khổ để che một bên thân, tạo sự kín đáo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 15Áo mãng bào màu đỏ tươi dành cho hoàng tử thời Nguyễn, trong đó 'mãng' cũng là từ chỉ rồng nhưng thực chất chỉ là dạng hóa thân cấp bậc thấp của sinh vật này. (Ảnh: BTC)
Chiêm ngưỡng loạt cổ phục trong lịch sử nhân Ngày Di sản Văn hóa VN ảnh 16Áo nhật bình thời Nguyễn vốn là lễ phục, chuyên được mặc trong các dịp đặc biệt trong triều đình. (Ảnh: Minh Anh/Vietnam+)
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục