Chính phủ Ai Cập đang xem xét dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo từ 1/10 tới nhằm tạo điều kiện cho người nông dân hưởng lợi từ mức giá cao hiện nay trên thị trường thế giới.
Từng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Ai Cập đã ban hành và duy trì lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này từ tháng 3/2008 nhằm đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá trên thị trường nội địa.
Theo ông Salah Abdel-Momen, Bộ trưởng Nông nghiệp và Cải tạo đất đai Ai Cập, hiện sản lượng gạo đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và dành một phần cho xuất khẩu. Ông Ali Sharafeddin, Trưởng ban Ngũ cuốc thuộc Liên đoàn các ngành công nghiệp Ai Cập, cho biết Chính phủ sẽ bắt đầu cho phép xuất khẩu 250.000 tấn gạo. Nếu giá trong nước bắt đầu tăng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong nước, lệnh cấm xuất khẩu sẽ được nối lại.
Động thái trên của Chính phủ được các chuyên gia hết sức ủng hộ. Theo ông Abdel-Motaleb Ghanem, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp, việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ giúp Ai Cập lấy lại thị phần xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế.
Trước đó vào năm 2007, Ai Cập đã xuất khẩu 1,25 triệu tấn gạo và chiếm tới 35% thị phần gạo hạt vừa thế giới. Song từ khi nước này ngừng xuất khẩu gạo, một số nước trong đó có Nga đã chiếm hết thị phần này.
Cũng theo ông Ganem, người nông dân sẽ chịu thiệt hại lớn nếu xuất khẩu gạo vẫn còn bị cấm. Hiện Ai Cập có thừa gạo để xuất khẩu do diện tích trồng lúa của cả nước năm nay tăng lên 2 triệu feddan (tương đương 840.000 ha). Trong khi đó, chỉ cần 1,3 triệu feddan để đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong nước.
Ông Nasr Al-Qazzaz, giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Al-Azhar, cho rằng quyết định cấm xuất khẩu gạo của Chính phủ trong nhiều năm là một sai lầm lớn và thực sự là tội ác chống lại người nông dân. Người trồng lúa phải mua các sản phẩm đầu như phân bón và hạt giống… theo giá thị trường do vậy họ có quyền bán sản phẩm của mình theo giá thị trường quốc tế. Trong khi giá quốc tế hiện lên tới 3.500 LE/tấn thì Chính phủ chỉ thu mua cho nông dân với giá 2.000 LE, tăng 200 LE so với năm ngoái theo một quyết định mới đây của Tổng thống Mohamed Morsi.
Thời gian qua, Chính phủ Ai Cập đã giới hạn diện tích đất chuyên canh lúa để tiết kiệm nước tưới. Tuy vậy, theo các chuyên gia, Ai Cập không thể cấm hoàn toàn việc trồng lúa tại khu vực đồng bằng sông Nile vì điều này rất cần để ngăn chặn tình trạng nước biển Địa Trung Hải xâm nhập vào vùng đất phì nhiêu của đồng bằng sông Nin.
Hiện mỗi năm Chính phủ Ai Cập thu mua 1,1 triệu tấn gạo để cung cấp cho các chương trình hỗ trợ lương thực, chiếm 1/3 nhu cầu tiêu thụ gạo hàng năm của nước này./.
Từng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Ai Cập đã ban hành và duy trì lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này từ tháng 3/2008 nhằm đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá trên thị trường nội địa.
Theo ông Salah Abdel-Momen, Bộ trưởng Nông nghiệp và Cải tạo đất đai Ai Cập, hiện sản lượng gạo đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước và dành một phần cho xuất khẩu. Ông Ali Sharafeddin, Trưởng ban Ngũ cuốc thuộc Liên đoàn các ngành công nghiệp Ai Cập, cho biết Chính phủ sẽ bắt đầu cho phép xuất khẩu 250.000 tấn gạo. Nếu giá trong nước bắt đầu tăng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng trong nước, lệnh cấm xuất khẩu sẽ được nối lại.
Động thái trên của Chính phủ được các chuyên gia hết sức ủng hộ. Theo ông Abdel-Motaleb Ghanem, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp, việc dỡ bỏ lệnh cấm sẽ giúp Ai Cập lấy lại thị phần xuất khẩu gạo trên thị trường quốc tế.
Trước đó vào năm 2007, Ai Cập đã xuất khẩu 1,25 triệu tấn gạo và chiếm tới 35% thị phần gạo hạt vừa thế giới. Song từ khi nước này ngừng xuất khẩu gạo, một số nước trong đó có Nga đã chiếm hết thị phần này.
Cũng theo ông Ganem, người nông dân sẽ chịu thiệt hại lớn nếu xuất khẩu gạo vẫn còn bị cấm. Hiện Ai Cập có thừa gạo để xuất khẩu do diện tích trồng lúa của cả nước năm nay tăng lên 2 triệu feddan (tương đương 840.000 ha). Trong khi đó, chỉ cần 1,3 triệu feddan để đáp ứng toàn bộ nhu cầu trong nước.
Ông Nasr Al-Qazzaz, giáo sư kinh tế nông nghiệp tại Đại học Al-Azhar, cho rằng quyết định cấm xuất khẩu gạo của Chính phủ trong nhiều năm là một sai lầm lớn và thực sự là tội ác chống lại người nông dân. Người trồng lúa phải mua các sản phẩm đầu như phân bón và hạt giống… theo giá thị trường do vậy họ có quyền bán sản phẩm của mình theo giá thị trường quốc tế. Trong khi giá quốc tế hiện lên tới 3.500 LE/tấn thì Chính phủ chỉ thu mua cho nông dân với giá 2.000 LE, tăng 200 LE so với năm ngoái theo một quyết định mới đây của Tổng thống Mohamed Morsi.
Thời gian qua, Chính phủ Ai Cập đã giới hạn diện tích đất chuyên canh lúa để tiết kiệm nước tưới. Tuy vậy, theo các chuyên gia, Ai Cập không thể cấm hoàn toàn việc trồng lúa tại khu vực đồng bằng sông Nile vì điều này rất cần để ngăn chặn tình trạng nước biển Địa Trung Hải xâm nhập vào vùng đất phì nhiêu của đồng bằng sông Nin.
Hiện mỗi năm Chính phủ Ai Cập thu mua 1,1 triệu tấn gạo để cung cấp cho các chương trình hỗ trợ lương thực, chiếm 1/3 nhu cầu tiêu thụ gạo hàng năm của nước này./.
Hữu Chiến (TTXVN)