Chính phủ chuyển tiếp mới của Libya ngày 24/11 đã tuyên thệ nhậm chức với nhiệm vụ đoàn kết đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, dọn đường cho một hiến pháp mới và tổ chức tổng tuyển cử trong vòng bảy tháng tới.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Abdel Rahim al-Kib cam kết chính phủ sẽ đại diện cho toàn thể nhân dân Libya, trung thành với "các mục tiêu của cuộc cách mạng ngày 17/2", "bảo vệ nền độc lập, an ninh và thống nhất lãnh thổ của Libya."
Trong khi đó, một số cộng đồng sắc tộc thiểu số và các thế lực địa phương đã phàn nàn về danh sách chính phủ chuyển tiếp do Thủ tướng al-Kib công bố ngày 22/11 với lí do họ không có chỗ đứng xứng đáng trong chính phủ. Trước đó, ông al-Kib đã cam kết sẽ xây dựng một chính phủ kỹ trị để tái thiết đất nước vừa trải qua cuộc nội chiến.
Liên hợp quốc và Mỹ đã hoan nghênh việc thành lập chính phủ chuyển tiếp tại Libya.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 24/11 đã bày tỏ hy vọng chính phủ chuyển tiếp mới của Libya sẽ thành công trong việc giải quyết các thách thức mà nước này phải đối mặt trong thời kỳ chuyển tiếp, trong đó có các vấn đề cốt lõi như hòa giải dân tộc, bảo đảm an ninh, bảo vệ quyền con người và khôi phục các dịch vụ cơ bản phục vụ người dân.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng nhắc lại cam kết Liên hợp quốc sẽ hợp tác đầy đủ với chính phủ mới và nhân dân Libya phù hợp với nghị quyết số 2009 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng đây là "bước tiến" trong quá trình chuyển tiếp sang nền dân chủ ở đất nước Bắc Phi này. Bà Clinton cho biết Mỹ sẽ hợp tác với chính phủ chuyển tiếp của Libya để giải quyết các thách thức lớn của nước này.
Chủ tịch Công ty dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) Nuri Berruien ngày 24/11 cho biết sản lượng dầu mỏ của nước này đã đạt 750.000 thùng/ngày và dự kiến sẽ đạt sản lượng trước thời kỳ nội chiến vào cuối năm 2012.
Trước thời điểm Libya rơi vào hỗn loạn tháng 2/1011, Libya khai thác 1,6 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, sản lượng dầu mỏ của nước này giảm tới 1,3 triệu thùng/ngày trong thời gian diễn ra chiến tranh./.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Abdel Rahim al-Kib cam kết chính phủ sẽ đại diện cho toàn thể nhân dân Libya, trung thành với "các mục tiêu của cuộc cách mạng ngày 17/2", "bảo vệ nền độc lập, an ninh và thống nhất lãnh thổ của Libya."
Trong khi đó, một số cộng đồng sắc tộc thiểu số và các thế lực địa phương đã phàn nàn về danh sách chính phủ chuyển tiếp do Thủ tướng al-Kib công bố ngày 22/11 với lí do họ không có chỗ đứng xứng đáng trong chính phủ. Trước đó, ông al-Kib đã cam kết sẽ xây dựng một chính phủ kỹ trị để tái thiết đất nước vừa trải qua cuộc nội chiến.
Liên hợp quốc và Mỹ đã hoan nghênh việc thành lập chính phủ chuyển tiếp tại Libya.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 24/11 đã bày tỏ hy vọng chính phủ chuyển tiếp mới của Libya sẽ thành công trong việc giải quyết các thách thức mà nước này phải đối mặt trong thời kỳ chuyển tiếp, trong đó có các vấn đề cốt lõi như hòa giải dân tộc, bảo đảm an ninh, bảo vệ quyền con người và khôi phục các dịch vụ cơ bản phục vụ người dân.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon cũng nhắc lại cam kết Liên hợp quốc sẽ hợp tác đầy đủ với chính phủ mới và nhân dân Libya phù hợp với nghị quyết số 2009 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho rằng đây là "bước tiến" trong quá trình chuyển tiếp sang nền dân chủ ở đất nước Bắc Phi này. Bà Clinton cho biết Mỹ sẽ hợp tác với chính phủ chuyển tiếp của Libya để giải quyết các thách thức lớn của nước này.
Chủ tịch Công ty dầu mỏ quốc gia Libya (NOC) Nuri Berruien ngày 24/11 cho biết sản lượng dầu mỏ của nước này đã đạt 750.000 thùng/ngày và dự kiến sẽ đạt sản lượng trước thời kỳ nội chiến vào cuối năm 2012.
Trước thời điểm Libya rơi vào hỗn loạn tháng 2/1011, Libya khai thác 1,6 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, sản lượng dầu mỏ của nước này giảm tới 1,3 triệu thùng/ngày trong thời gian diễn ra chiến tranh./.
(TTXVN/Vietnam+)