Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ, ngành; từ đó, có thể tiết giảm ít nhất 5.700 tỷ đồng.
Trong tổng số 258 thủ tục hành chính được đơn giản hóa, Bộ Tài chính có nhiều thủ tục được đơn giản nhất với 61 thủ tục hành chính, trong đó có 41 thủ tục thuộc lĩnh vực hải quan và 20 thủ tục thuộc lĩnh vực thuế.
Theo phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính rà soát ưu tiên thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, sẽ bãi bỏ một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan như cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan.
Một số thủ tục được rút ngắn thời hạn giải quyết xuống dưới tám giờ như thủ tục hải quan chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa đưa ra kho CFS, thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho CFS.
Trong lĩnh vực thuế, đơn giản hóa các thủ tục gồm mua hóa đơn lần đầu đối với tổ chức kinh doanh, mua hóa đơn các lần tiếp theo đối với các tổ chức kinh doanh, đăng ký mẫu hóa đơn tự in, đăng ký lưu hành hóa đơn tự in theo hướng mở rộng các đối tượng được quyền sử dụng hóa đơn tự phát hành theo các tiêu chí được Bộ Tài chính quy định.
Chỉ áp dụng việc mua hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ Tài chính phát hành đối với các tổ chức mới thành lập, các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, không có khả năng tự in hóa đơn.
Đối với thủ tục khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (cấp Cục và Chi cục), phân loại đối tượng để quy định tần suất kê khai thuế như các doanh nghiệp nhỏ và vừa kê khai thuế ba tháng/lần, còn các doanh nghiệp lớn kê khai thuế một tháng/lần.
Hay như thủ tục nộp thuế (cấp Cục và Chi cục) sẽ được sửa đổi cách thức thực hiện theo hướng mở rộng danh sách các ngân hàng tham gia hệ thống thông tin thu, nộp thuế, kể cả các ngân hàng thương mại cổ phần.
Nghị quyết nêu rõ việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính nói trên sẽ góp phần rút ngắn thời gian, hạn chế phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay.
Để thực hiện thành công phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính vừa được Chính phủ thông qua, các bộ, ngành cần quyết liệt triển khai đồng bộ công tác cải cách thủ tục hành chính, trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các thủ tục hành chính theo đúng phương án đơn giản hóa đã được Chính phủ thông qua.
Đối với các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh, trước ngày 31/7 tới, các bộ, ngành phải ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các thủ tục hành chính.
Còn đối với các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh, trước ngày 30/11 tới, các bộ, ngành xây dựng dự thảo luật, pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án Luật.
Bộ Tư pháp sẽ chủ trì việc tổng hợp dự án luật, pháp lệnh do các bộ, ngành gửi đến để xây dựng văn bản chung, trình Chính phủ thông qua trước ngày 31/12 tới dưới hình thức một luật sửa nhiều luật, một pháp lệnh sửa nhiều pháp lệnh theo trình tự thủ tục rút gọn, trừ những trường hợp đặc thù do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Trong tổng số 258 thủ tục hành chính được đơn giản hóa, Bộ Tài chính có nhiều thủ tục được đơn giản nhất với 61 thủ tục hành chính, trong đó có 41 thủ tục thuộc lĩnh vực hải quan và 20 thủ tục thuộc lĩnh vực thuế.
Theo phương án đơn giản hóa các thủ tục hành chính rà soát ưu tiên thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính, sẽ bãi bỏ một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan như cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp, cấp thẻ nhân viên đại lý hải quan.
Một số thủ tục được rút ngắn thời hạn giải quyết xuống dưới tám giờ như thủ tục hải quan chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa đưa ra kho CFS, thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào kho CFS.
Trong lĩnh vực thuế, đơn giản hóa các thủ tục gồm mua hóa đơn lần đầu đối với tổ chức kinh doanh, mua hóa đơn các lần tiếp theo đối với các tổ chức kinh doanh, đăng ký mẫu hóa đơn tự in, đăng ký lưu hành hóa đơn tự in theo hướng mở rộng các đối tượng được quyền sử dụng hóa đơn tự phát hành theo các tiêu chí được Bộ Tài chính quy định.
Chỉ áp dụng việc mua hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ Tài chính phát hành đối với các tổ chức mới thành lập, các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, không có khả năng tự in hóa đơn.
Đối với thủ tục khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ (cấp Cục và Chi cục), phân loại đối tượng để quy định tần suất kê khai thuế như các doanh nghiệp nhỏ và vừa kê khai thuế ba tháng/lần, còn các doanh nghiệp lớn kê khai thuế một tháng/lần.
Hay như thủ tục nộp thuế (cấp Cục và Chi cục) sẽ được sửa đổi cách thức thực hiện theo hướng mở rộng danh sách các ngân hàng tham gia hệ thống thông tin thu, nộp thuế, kể cả các ngân hàng thương mại cổ phần.
Nghị quyết nêu rõ việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính nói trên sẽ góp phần rút ngắn thời gian, hạn chế phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, tháo gỡ những vướng mắc, trở ngại mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay.
Để thực hiện thành công phương án đơn giản hóa 258 thủ tục hành chính vừa được Chính phủ thông qua, các bộ, ngành cần quyết liệt triển khai đồng bộ công tác cải cách thủ tục hành chính, trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các thủ tục hành chính theo đúng phương án đơn giản hóa đã được Chính phủ thông qua.
Đối với các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính không liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh, trước ngày 31/7 tới, các bộ, ngành phải ban hành văn bản để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các thủ tục hành chính.
Còn đối với các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh, trước ngày 30/11 tới, các bộ, ngành xây dựng dự thảo luật, pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan, gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, trình Chính phủ xem xét, quyết định việc trình dự án Luật.
Bộ Tư pháp sẽ chủ trì việc tổng hợp dự án luật, pháp lệnh do các bộ, ngành gửi đến để xây dựng văn bản chung, trình Chính phủ thông qua trước ngày 31/12 tới dưới hình thức một luật sửa nhiều luật, một pháp lệnh sửa nhiều pháp lệnh theo trình tự thủ tục rút gọn, trừ những trường hợp đặc thù do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
(TTXVN/Vietnam+)